Uống Nước Chanh Có Giúp Giảm Mỡ Máu Không?
Uống nước chanh có giúp giảm mỡ máu không là một thắc mắc của nhiều người. Bài viết này 1shop.vn sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc này.
Giá trị dinh dưỡng của chanh
Nước chanh không chỉ là một thức uống giải khát mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Chanh là một loại quả có những dưỡng chất có lợi.
- Chanh là nguồn vitamin C tuyệt vời, mà vitamin C lại có khả năng ngăn chặn các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ mô tổn thương nhanh chóng hồi phục. Đồng thời, giúp hấp thu sắt hiệu quả hơn khi dùng chung với thực phẩm chứa sắt.
- Các hợp chất như acid citric, diosmin, eriocitrin, hesperidin và d-limonene trong chanh có tác dụng dưỡng da, giúp da đều màu
Trong 200g nước chanh tươi đã được loại bỏ vỏ có những dưỡng chất như
- 29 calo
- 2.8g chất xơ
- Khoảng 89% nước
- 9.3g carbs ( khoảng 10% là chất xơ hòa tan và đường đơn có tốt)
- 1.1g đạm
- 2.5g đường
- 0,3g chất béo...
Nước chanh thực sự là một nguồn dinh dưỡng lý tưởng, giúp bạn duy trì sức khỏe và làn da tươi trẻ.
Uống nước chanh có giúp giảm mỡ máu không?
Theo bài viết trên nhà thuốc Long Châu thì:
- Nước chanh chứa hàm lượng flavonoid và vitamin C cao, hai chất này tham gia vào quá trình chống oxy hóa và hỗ trợ giảm mỡ máu. Nghiên cứu cho biết, nước chanh có thể giảm nguy cơ bị cholesterol cao trong máu và hỗ trợ tim mạch.
- Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nutrients, những người có nồng độ vitamin C cao thường có chất béo trung tính và cholesterol thấp hơn so với người bình thường. Việc duy trì lượng vitamin C cao trong cơ thể không chỉ giúp cải thiện quá trình trao đổi chất mà còn hạn chế tình trạng suy giảm nhận thức.
- Một nghiên cứu khác vào năm 2016 cho thấy, những người bị tăng lipid máu khi sử dụng một thìa nước chanh kết hợp với 20g tỏi mỗi ngày đã giảm đáng kể lượng cholesterol và LDL. Hơn nữa, huyết áp của những người sử dụng cả nước chanh và tỏi cũng được cải thiện tốt hơn so với những người chỉ sử dụng riêng chanh hoặc tỏi.
Còn theo bài viết trên hellobacsi thì nước chanh có thể hỗ trợ giảm mõ máu là nhờ:
- Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dùng tỏi và nước chanh có thể giảm chất béo trung tính, LDL cholesterol và huyết áp ở những người bị mỡ máu cao một cách đáng kể. Cụ thể, ăn 1/2 - 1 tép tỏi mỗi ngày có thể giảm cholesterol khoảng 10% nhờ cơ chế giảm hấp thu cholesterol và hạn chế quá trình tổng hợp axit béo. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu cụ thể hơn để biết được liều lượng tỏi và nước chanh, lý do là tùy vào bệnh lý, độ tuổi và tình trạng sức khỏe mà nó có kết quả không giống nhau.
- Một nghiên cứu khác cho thấy, người bệnh tiêu thụ tỏi luộc kết hợp với chanh Shirazi trong mỗi bữa ăn, thực hiện đều đặn liên tục trong 3 tuần đã giảm đáng kể lipid trong máu. Cách làm là đun tỏi và nước cốt chanh với nước.
- Uống nước chanh chứa flavonoid như erycosytryn và hesperidin, có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu.
- Đặc biệt, chanh còn cho là có khả năng hạ huyết áp tâm thu ở người Nhật uống nước chanh thường xuyên, mang lại lợi ích cho tim mạch, trong đó có cả bệnh mỡ máu cao.
- Phần cùi trắng của quả chanh rất cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan tên là pectin, giúp giảm LDL cholesterol. Pectin còn có khả năng kéo dài cảm giác no, giảm cảm giác đói và thèm ăn, đồng thời làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể, hạn chế nguy cơ tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người thừa cân khi sử dụng chanh nguyên trái.
Cách uống nước chanh giúp cải thiện mỡ máu
Nguyên liệu:
- 4 củ tỏi lớn
- 4 quả chanh
- Gừng tươi
- 2 lít nước
Cách làm:
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch
- Chanh và gừng cũng tương tự rửa sạch, gừng gọt vỏ, cắt mỏng
- Chanh thì gọt sạch vỏ là được
- Cho chanh, tỏi và gừng vào máy xay nhuyễn
- Sau đó cho hỗn hợp vào ấm, thêm 2 lít nước và đun sôi, hạ lửa đun thêm 10 phút rồi tắt bếp
- Lọc lấy phần nước bỏ bã, cho nước nguội thì có thể cho vào chai thủy tinh sạch
- Uống khoảng 200ml nước chanh này mỗi ngày trước khi ăn 2 tiếng.
Uống nước chanh để giảm mỡ máu cần lưu ý
Khi uống nước chanh để giảm mỡ máu, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất:
Chọn nguyên liệu chất lượng
Chanh nên chọn những quả tươi, chất lượng, ưu tiên chanh vườn sạch không có chứa hóa chất hay thuốc trừ sâu. Không chọn những quả chanh héo, úng dập hay hư hỏng. Bên cạnh đó các nguyên liệu bạn kết hợp cũng cần mua cẩn thận, cần tươi sạch. Cần rửa sạch sẽ trước khi chế biến.
Liều lượng phù hợp
Mặc dù nước chanh có nhiều lợi ích, nhưng uống quá nhiều có thể gây hại. Bạn chỉ nên uống một lượng vừa phải. Tránh uống quá nhiều để không gây ra các vấn đề về dạ dày hoặc ảnh hưởng đến men răng do tính axit của chanh.
Kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập
Uống nước chanh không thể thay thế hoàn toàn cho một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống năng động. Hãy kết hợp việc uống nước chanh với chế độ ăn ít chất béo bão hòa, giàu chất xơ, ít cholesterol và tập thể dục đều đặn. Việc ăn uống và tập luyện là yếu tố quan trọng quyết định việc giảm mỡ máu hiệu quả.
Thời điểm uống phù hợp
Đối với người bị đau dạ dày hay có vấn đề về tiêu hóa để tránh gây kích ứng dạ dày, hãy uống nước chanh sau khi đã ăn no hoặc kèm theo thức ăn. Nếu uống nước chanh khi bụng đói, axit trong chanh có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Lưu ý khi dùng với thuốc
Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị mỡ máu hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung nước chanh vào chế độ ăn uống. Đây là một phương pháp hỗ trợ, không phải là thuốc chữa bệnh nên tốt nhất trước khi áp dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Không nên thêm đường
Để đạt được hiệu quả giảm mỡ máu, bạn nên không nên thêm đường háy các chất tạo ngọt vào nước chanh. Đường có thể làm tăng lượng calo và làm giảm hiệu quả của việc giảm mỡ.
Theo dõi phản ứng của cơ thể
Mỗi người có thể phản ứng khác nhau với việc uống nước chanh. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào như đau bụng, ợ nóng, hoặc kích ứng, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bằng cách tuân thủ những lưu ý trên, bạn có thể tận dụng lợi ích của nước chanh trong việc giảm mỡ máu một cách an toàn và hiệu quả.
Mỡ máu cao nên ăn thực phẩm nào?
Có nhiều loại thực phẩm có thể hỗ trợ giảm mỡ máu cao khi được tiêu thụ thường xuyên. Dưới đây là một số loại thực phẩm nổi bật:
Cá hồi
Cá hồi là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể. Cá hồi là nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời, ăn cá hồi đúng cách cũng giúp giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính.
Ăn cá hồi còn giúp tăng độ bền mạch máu. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị ăn cá hồi ít nhất 2 lần/tuần để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, và thay thế cá hồi cho các loại thực phẩm như bò, dê, heo...
Hạnh nhân
Hạt hạnh nhân chứa nhiều chất béo không bão hòa, cùng nhiều khoáng chất và vitamin, giúp giảm cholesterol LDL và hỗ trợ điều hòa rối loạn lipid máu. Đặc biệt, hạnh nhân còn chứa flavonoid, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mảng xơ vữa động mạch xuất hiện.
Theo nghiên cứu từ đại học Australia, tiêu thụ 30 hạt hạnh nhân (khoảng 30g) mỗi ngày, có thể hỗ trợ quá trình giảm cân cho người bị béo phì.
Táo
Táo chứa nhiều pectin, giúp hấp thụ cholesterol dư thừa và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Pectin kết hợp với vitamin C và đường để giảm cholesterol, từ đó giảm mỡ máu.
Ăn 2 quả táo mỗi ngày trong 2 tháng liên tục có thể giảm đáng kể lượng cholesterol LDL, ở người lớn.
Yến mạch
Hạt yến mạch chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là beta glucan, giúp kéo dài quá trình hấp thụ cholesterol và carbs, từ đó giúp cải thiện lưu thông máu. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều dưỡng chất mà lại không chứa cholesterol. Tuy nhiên, nó có lượng calo cao nên người bệnh không nên ăn nhiều yến mạch để tránh ảnh hưởng tới bệnh lý.
Đậu phộng ( lạc)
Hạt đậu phộng chứa hàm lượng sterol thực vật, giúp giảm hấp thu cholesterol. Mặc dù đậu phộng chứa tới 48% chất béo, nhưng chủ yếu là axit béo không bão hòa, đậu phộng có thể giúp giảm cholesterol và đào thải ra ngoài cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn đậu phộng quá nhiều, và cần tránh các món lạc chứa nhiều muối, đường... . Bạn có thể ăn đậu phộng luộc kèm vỏ và tối đa 250g/tuần.
Và nhiều thực phẩm khác như rau xanh, trái cây tươi ít đường, trà xanh, thịt trắng...