Lợi Ích Và Tác Hại Của Nấm Rơm Bạn Đã Biết Chưa?
Nấm rơm là một loại nấm ngon và giàu dưỡng chất, khi ăn đúng cách và đúng liều lượng, nấm rơm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách nó cũng có những tác hại tiềm ẩn.
Nấm rơm có chất dinh dưỡng nào?
Nấm rơm là một loại nấm ngon, có tên khoa học là Volvariella volvacea, nấm có hình dáng nhỏ, mềm, hương vị hấp dẫn. Đây là một thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là không chứa cholesterol.
Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm theo Healthbenefitstimes thì trong 182g nấm rơm chứa:
- 6,97g protein
- 8,44g carbs
- 27,7 µg selen
- 4,5g chất xơ
- 163,58g hàm lượng nước
- 1,24g tổng lipid
- 0,024mg vitamin B1
- 0,127mg vitamin B2
- 0,408mg vitamin B3
- 0,75mg vitamin B5
- 0,025mg vitamin B6
- 69µg vitamin B9
- 699mg natri
- 111mg photpho
- 18mg canxi
- 142mg kali
- 2,6mg sắt
- 13mg magie
- 0,178mg mangan
- 1,22mg kẽm
- 0,242mg đồng
Nấm rơm là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Bổ sung nấm rơm vào chế độ ăn uống một cách phù hợp có thể giúp bạn nạp những dưỡng chất tuyệt vời này.
Ăn nấm rơm có lợi ích gì?
Nấm rơm nhờ chứa nhiều dưỡng chất, nên khi bạn ăn đúng cách và đúng liều lượng nấm rơm có thể mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe như:
Kiểm soát đường huyết
Nấm rơm cũng là một loại nấm có lợi cho người tiểu đường, hỗ trợ người bệnh trong việc quản lý đường huyết. Nhờ nấm rơm chứa polysaccharides, β-glucans, lectins, lactones, cùng terpenoids, alkaloids, sterols, và phenolics. Đây là những thành phần giúp cải thiện chức năng tế bào tuyến tụy từ đó tăng cường sản xuất insulin, nhờ đó mà giảm lượng đường huyết, đồng thời giúp tăng khả năng dung nạp đường ( glucose).
Giúp xương chắc khỏe
Với hàm lượng canxi và vitamin D cao, nấm rơm giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa các vấn đề về xương khớp, chẳng hạn như loãng xương. Do đó, để bổ sung 2 khoáng chất này bạn có thể thêm nấm rơm vào chế độ ăn uống và kết hợp cùng các thực phẩm lành mạnh khác.
Giúp điều hòa huyết áp
Nhờ chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên, nấm rơm còn có khả năng giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ bị cao huyết áp. Vậy nên, khi thường xuyên bổ sung nấm rơm vừa đủ, cũng là một cách để bạn điều hòa huyết áp và từ đó giảm thiểu tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Khả năng kháng khuẩn
Nấm rơm còn có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, điều này là nhờ nó chứa:
- Tannin
- Flavonoid
- Anthraquinone
- Triterpenoid
- Alkaloid
Không những vậy, nó còn giúp kháng vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Streptococcus pyogenes, hỗ trợ bảo vệ cơ thể.
Hỗ trợ giảm cholesterol
Axit phenolic trong nấm rơm có tác dụng ngừa quá trình oxy hóa lipid, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính. Thông qua việc tiêu thụ nấm rơm và thêm nó vào thực đơn của mình, nó có thể góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa tỷ lệ bị bệnh tim.
Nguồn cung cấp chất chống oxy hóa
Nấm rơm giàu chất chống oxy hóa, nổi bật như glutathione, lycopene, flavonoid, đồng thời nó còn chứa cả flavonoid, carotenoids, và các vitamin A, vitamin C. Những chất này giúp chống lại gốc tự do gây tổn thương bảo vệ tế bào.
Cải thiện sức bền
Nấm rơm chứa chất chống oxy hóa, đặc biệt là ergothioneine, giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại, bảo vệ cơ thể và hỗ trợ vết thương nhanh hồi phục, giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm và ức chế vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, nấm rơm còn chứa nhiều chất đạm và ít carbohydrate giúp nâng cao sức bền, nên nó rất phù hợp cho người hay tập thể dục hay vận động viên.
Cải thiện miễn dịch
Protein Fip-vvo trong nấm rơm là một chất có tác dụng nâng cao miễn dịch, giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh mãn tính. Ngoài ra, lectin còn có hoạt tính hỗ trợ miễn dịch.
Tác hại của nấm rơm
Nấm rơm dù chứa nhiều dưỡng chất, có nhiều công dụng cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn ăn nấm rơm sai cách, ăn quá nhiều hay ăn nấm rơm không đảm bảo chất lượng, thì nó có thể gây ra những rủi ro không mong muốn như:
Gây rối loạn tiêu hóa
Nấm rơm cần được chế biến chín hoàn toàn mới tiêu thụ, việc ăn nấm rơm chứa chín hay sống có thể gây đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, khiến cho dạ dày bị ảnh hưởng. Do đó, bạn cần đảm bảo nấm rơm đã được nấu chín kỹ, và bạn nên ăn vừa phải, không ăn quá nhiều.
Có thể gây dị ứng
Nấm rơm cũng giống như các thực phẩm khác, có thể gây dị ứng đối với một số người. Khi bị dị ứng bạn có thể bị ngứa ngáy, khó thở hay bị sưng. Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với nấm, thì cũng nên cân nhắc khi ăn nấm rơm, vì có thể nguy cơ dị ứng khá cao.
Nguy cơ nhiễm asen
Asen là một kim loại nặng có thể tích tụ trong thực phẩm, có thể do nước, môi trường, rơm rạ.... mà nấm rơm cũng có nguy cơ bị nhiễm asen. Khi dùng thực phẩm chứa asen cao có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe như tiểu đường, thận, tim....
Khi mua nấm rơm cần lưu ý
Chọn nấm rơm tươi, sạch, chất lượng là điều rất quan trọng, bạn cần lưu ý:
Mùi hương nấm rơm
Nấm rơm tươi có mùi hương tự nhiên, không hôi hay khó chịu, nếu bạn thấy nấm có mùi bất thường thì không nên mua. Đồng thời, bạn có thể dùng tay bóp nhẹ vào cây nấm, nếu nấm khô ráo, đàn hồi tốt thì nó là nấm tươi, còn nếu bị nhũn, ẩm ướt chảy nhớt thì bạn tránh không mua.
Mua ở những nhà cung cấp uy tín
Mua nấm rơm tươi hay nấm rơm khô ở những nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, có giấy an toàn thực phẩm. Khi mua kiểm tra thành phần và hạn sử dụng, để sử dụng nấm rơm hiệu quả.
Bạn có thể cho nấm rơm tươi vào tủ lạnh bảo quản, nhưng nên sử dụng sớm vì nấm có thể dễ bị hỏng.
Màu sắc nấm rơm
Nấm rơm tươi có màu trắng hay hơi chuyển sang vàng nhạt, cây nấm nguyên vẹn, không bị dập nát. Cây nấm không có màu đen hay xám, đây có thể là những cây nấm bị hư hỏng hay để để lâu ngày.
Kiểm tra chân nấm rơm
Khi mua nấm rơm tươi, bạn nên xem xét phần chân nấm rơm, chân nấm có kích thước hài hòa, không quá lớn so với phần thân, nếu chân nấm quá lớn thì có thể nó đã không còn hương vị tuyệt vời như vốn có.