Mô Hình Doanh Nghiệp Số Là Gì?
Mô hình Doanh nghiệp Số là việc Doanh nghiệp ứng dụng Khoa học, công nghệ, Kỹ thuật số vào hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, lợi thế cạnh tranh và tối ưu lợi ích cho khách hàng. KHCN Kỹ thuật số được ứng dụng trong các lĩnh vực như Quản trị, tạo ra sản phẩm dịch vụ, cung ứng, chăm sóc khách hàng…
1. Đặc điểm của mô hình doanh nghiệp số
Mỗi doanh nghiệp số có các đặc trưng khác nhau. trong đó một số đặc điểm phổ biến như:
- Giá trị gia tăng được tạo ra nhờ công nghệ Kỹ thuật số . Amazon, Uber, Airbnb được thành công như ngày nay là nhờ sự hỗ trợ của các công ty công nghệ.
- Mô hình kinh doanh được đặc trưng bởi sự đổi mới nhờ việc áp dụng công nghệ số. Doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dùng công nghệ, kỹ thuật số đáp ứng nhu cầu thị trường theo những phương thức mới.
- Sử dụng công nghệ để thu hút khách hàng và phân phối sản phẩm dịch vụ. Các công ty phát triển và thúc đẩy các mô hình kinh doanh kỹ thuật số chủ yếu sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để tiếp cận đối tượng tiềm năng. Bán hàng và giao hàng được tự động hóa theo quy trình tự động.
- Tạo ra một số giá trị độc đáo và đáp ứng nhu cầu khách hàng khiến cho khách hàng tự động trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số hoặc các SPDV sử dụng kỹ thuật số.
Mô hình Doanh nghiệp số tạo ra giá trị độc lập, tạo sự thu hút, hấp dẫn và khiến cho khách hàng sẵn sàng trả tiền. Tuy nhiên các dịch vụ hoặc ứng dụng kỹ thuật số trong kinh doanh như: ứng dụng trong quản trị, giám sát, bán hàng… chưa được gọi là Doanh nghiệp số hay mô hình kinh doanh kỹ thuật số.
2. Một số mô hình doanh nghiệp số tiêu biểu
2.1 Mô hình Freemium
Mô hình Freemium là một mô hình kinh doanh trong đó công ty cung cấp miễn phí các tính năng cơ bản cho người dùng, và thu phí đối với các tính năng bổ sung hoặc nâng cao khi.
Từ những năm 1980, Freemium đã trở thành thông lệ với nhiều công ty phần mềm. Họ cung cấp các chương trình cơ bản miễn phí cho người tiêu dùng dùng thử, nhưng hạn chế các chức năng. Mô hình này có xu hướng hoạt động tốt cho các công ty dựa trên internet với cho phí có được khách hàng thấp nhưng giá trị trọn đời cao.
2.2 Mô hình thị trường
Tương tự như Amazon, một nền tảng kỹ thuật số có chức năng như một thị trường trung gian cho các sản phẩm và dịch vụ: Tại đó kết nối người mua và người bán có nhu cầu. Mô hình này tạo ra giá trị gia tăng liên tục do kết nối được cung cầu và các giao dịch diễn ra thường xuyên, liên tục.
Mô hình thị trường có thể hoạt động một mình hoặc đại diện cho việc mở rộng một đề nghị hiện có của một công ty. Một công ty quản lý tài sản cho phép các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài như nhân viên dọn vệ sinh hoặc dịch vụ làm bánh được tích hợp vào một ứng dụng cho thuê đã có mô hình kinh doanh kỹ thuật số dưới dạng thị trường – mặc dù trong trường hợp này chỉ ở quy mô rất nhỏ.
2.3 Mô hình Kinh tế chia sẻ
Kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh có khả năng đem lại siêu lợi nhuận nhanh chóng cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều lợi ích chung cho toàn xã hội. Sự thành công của mô hình này trên thế giới đã được minh chứng thông qua những khoản lợi nhuận khổng lồ đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài nguyên
Mô hình KTCS nhằm tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số, giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số. Theo khảo sát của Công ty Nielsen, cứ 4 người Việt được hỏi thì có 3 người cho biết thích ý tưởng về mô hình kinh doanh này.
Hình 1. Mô hình kinh tế chia sẻ
2.4 Mô hình Dropshipping
Dropshipping là mô hình kinh doanh cho phép cửa hàng trực tuyến vận hành mà không cần lưu trữ tồn kho, sở hữu sản phẩm và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng. Đây là mô hình rất phù hợp cho những người mới bắt đầu và những người vốn ít, không muốn sở hữu sản phẩm.
Mô hình dropshipping được diễn tả như sau: Nhà bán lẻ (retailer) sẽ liên hệ với nhà cung cấp (supplier) cho phép dropshipping để thương lượng mức giá bán sản phẩm. Sau đó, khi có đơn hàng phát sinh trên trang thương mại điện tử của nhà bán lẻ, nhà cung cấp sẽ tiến hành xử lý đơn hàng, đóng gói, giao hàng cho người mua dưới thông tin của nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ được hưởng phần lợi nhuận từ chiết khấu đã thương lượng với nhà cung cấp. Quá trình bán hàng ngày diễn ra vô hình, vì vậy khách hàng không biết sản phẩm của họ mua được xử lý như thế nào.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Dropshipping và các mô hình bán lẻ khác là người bán hàng không cần kho hàng hoặc sở hữu hàng hóa. Mọi hoạt động xử lí hàng hóa và hoàn tất đơn hàng đều do bên thứ 3 là nhà cung cấp sản phẩm thực hiện. Những nền tảng thương mại điện tử cho phép dropshipping toàn cầu phổ biến hiện tại là Aliexpress, Shopify.
Hình 2. Mô hình Dropshipping
3. Xây dựng và phát triển mô hình doanh nghiệp số
Việc xây dựng và phát triển mô hình Doanh nghiệp số nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. mà trọng tâm là phục vụ tối ưu nhu cầu và lợi ích của khách hàng. Việc xây dựng và phát triển mô hình Doanh nghiệp số đòi hỏi người Doanh nhân phải định hình rõ mô hình kinh doanh phù hợp với nguồn lực và mong muốn của Doanh nghiệp; Định hướng rõ chiến lược phát triển; Xác định quy trình triển khai, phương pháp và các công cụ cần thiết hỗ trợ.
Là Doanh Nhân Tỉnh Thức trong thời đại số, dù bạn đã là chủ doanh nghiệp nhiều năm hay đang khởi nghiệp, thì điều vô cùng quan trọng để giữ vững doanh nghiệp của bạn đó là nhận thức được tất cả những gì đang diễn ra ngay tại thời điểm này, bao gồm cả những diễn biến bên ngoài ( Xu thế, thời cuộc) và những vấn đề đã, đang và sẽ xảy ra trong Doanh nghiệp của bạn. Từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Người nhìn thấy cơ hội, nắm bắt kịp thời và đi trước luôn là người chiến thắng. ( Tất nhiên là bạn sẽ dễ thành công hơn khi có Cố vấn bên mình)
Để có thêm các kiến thức trong việc Xây dựng và phát triển Mô hình Doanh nghiệp Số, Mời bạn theo dõi website và đón đọc loạt bài về KHỞI NGHIỆP TRONG KỶ NGUYÊN SỐ, DOANH NGHIỆP SỐ của chúng tôi.