Tìm Hiểu Internet Of Things: Internet Vạn Vật (IoT)
IoT là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.
1. Khái niệm
Thuật ngữ IoT hay Internet vạn vật đề cập đến mạng lưới tập hợp các thiết bị thông minh và công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao tiếp giữa thiết bị và đám mây cũng như giữa các thiết bị với nhau. Nhờ sự ra đời của chip máy tính giá rẻ và công nghệ viễn thông băng thông cao, ngày nay, chúng ta có hàng tỷ thiết bị được kết nối với internet. Điều này nghĩa là các thiết bị hàng ngày như bàn chải đánh răng, máy hút bụi, ô tô và máy móc có thể sử dụng cảm biến để thu thập dữ liệu và phản hồi lại người dùng một cách thông minh.
Internet vạn vật tích hợp “vạn vật” với Internet mỗi ngày. Các kỹ sư máy tính đã và đang thêm các cảm biến và bộ xử lý vào các vật dụng hàng ngày kể từ những năm 90. Tuy nhiên, tiến độ ban đầu rất chậm vì các con chip còn to và cồng kềnh. Loại chip máy tính công suất thấp gọi là thẻ tag RFID, lần đầu tiên được sử dụng để theo dõi các thiết bị đắt đỏ. Khi kích cỡ của các thiết bị điện toán dần nhỏ lại, những con chip này cũng trở nên nhỏ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn theo thời gian.
2. Các ví dụ về IoT
Công cụ | Đặc điểm | Khái niệm |
Robot hút bụi (Xiaomi Lydsto G1) | - Tính kết nối liên thông: là khả năng các thiết bị đều có thể kết nối với nhau - Tính không đồng nhất: Các thiết bị trong mạng lưới IoT sở hữu phần cứng cũng như network khác nhau nên không đồng nhất - Thay đổi linh hoạt: Số lượng và trạng thái thiết bị đều có thể thay đổi | Internet vạn vật là khái niệm được dùng để mô tả việc hàng tỉ thiết bị vật lí trên thế giới được kết nối với nhau để thu thập và chia sẽ dữ liệu thông qua mạng Internet. |
Robot lau nhà (EveryBot Edge) | ||
Một chiếc đồng hồ thông minh (Apple Watch, Samsung Galaxy Watch) |
3. Thành phần hoạt động
Một hệ thống IoT thông thường hoạt động thông qua việc thu thập và trao đổi dữ liệu theo thời gian thực. Một hệ thống IoT có ba thành phần:
Thiết bị thông minh
Đây là một thiết bị, giống như tivi, camera an ninh hoặc thiết bị tập thể dục đã được trao cho khả năng điện toán. Thiết bị này thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh, thao tác nhập liệu của người dùng hoặc mô thức sử dụng và truyền cũng như nhận dữ liệu qua Internet từ ứng dụng IoT của nó.
Ứng dụng IoT
Ứng dụng IoT là một tập hợp các dịch vụ và phần mềm có chức năng tích hợp dữ liệu nhận được từ các thiết bị IoT khác nhau. Ứng dụng này sử dụng công nghệ máy học hoặc trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định sáng suốt. Những quyết định này được truyền trở lại thiết bị IoT và sau đó, thiết bị IoT đó sẽ phản hồi lại dữ liệu đầu vào một cách thông minh.
Giao diện đồ họa người dùng
Một hoặc một nhóm các thiết bị IoT có thể được quản lý thông qua giao diện đồ họa người dùng. Các ví dụ phổ biến bao gồm một ứng dụng di động hoặc trang web có thể được sử dụng để đăng ký và kiểm soát các thiết bị thông minh.
4. Lợi ích
Tăng tốc độ đổi mới
Internet vạn vật mang tới cho các doanh nghiệp khả năng tiếp cận với những phân tích nâng cao để khám phá các cơ hội mới. Ví dụ: các doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến dịch tiếp thị nhắm mục tiêu chuẩn xác bằng cách thu thập dữ liệu về hành vi của khách hàng.
Chuyển đổi dữ liệu thành thông tin chuyên sâu và hành động bằng AI và ML
Dữ liệu và xu hướng trong quá khứ đã thu thập có thể được sử dụng để dự đoán kết quả trong tương lai. Ví dụ: thông tin bảo hành có thể được ghép cặp với dữ liệu do IoT thu thập để dự đoán các sự cố bảo trì. Lợi thế này có thể được sử dụng để chủ động cung cấp dịch vụ khách hàng cũng như xây dựng lòng trung thành của khách.
Tăng tính bảo mật
Việc liên tục giám sát cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cũng như vật lý có thể tối ưu hóa hiệu suất, cải thiện mức độ hiệu quả và giảm bớt rủi ro an toàn. Ví dụ: dữ liệu được thu thập từ một thiết bị giám sát tại chỗ có thể kết hợp với dữ liệu phần cứng và phiên bản firmware để tự động lên lịch cập nhật hệ thống.
Thay đổi quy mô các giải pháp khác biệt
Công nghệ IoT có thể được triển khai theo hướng tập trung vào khách hàng để cải thiện mức độ hài lòng. Ví dụ: các sản phẩm bán chạy có thể được bổ sung kịp thời để tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa.