Nên Ăn Bao Nhiêu Thanh Long Mỗi Ngày?
Thanh long tuy là một loại trái cây ngon và có lợi, nhưng không có nghĩa là bạn có thế tiêu thụ quá mức. Thực phẩm nào cũng cần phải bổ sung ở mức vừa phải mới mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
So sánh hương vị và dinh dưỡng của thanh long đỏ và thanh long trắng
Tùy sở thích của mỗi người, có người thích ăn thanh long trắng, có người lại thích ăn thanh long đỏ. Cả hai đều ngon và tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những điểm khác biệt giữa hai loại quả này:
Về hàm lượng dưỡng chất
Thanh long đỏ vượt trội hơn thanh long trắng về giá trị dinh dưỡng.
- Thanh long đỏ chứa nhiều carotene hơn thanh long trắng, chất này giúp cải thiện miễn dịch và chống oxy hóa.
- Thanh long đỏ cũng có nhiều vitamin C hơn
- Thanh long đỏ còn chứa nhiều anthocyanin, chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trinh lão hóa
Nhớ rằng, dù ăn thanh long tốt cho sức khỏe, những người bị bệnh thân mãn tính nên hạn chế ăn thanh long, đặc biệt là thanh long đỏ, do chứa nhiều kali. Người bị tiểu đường cũng nên ăn thanh long một cách hợp lý.
Về hương vị
Hương vị của mỗi loại có nét đặc trưng riêng như:
- Thanh long đỏ có lượng đường khoảng 15%
- Trong khi thanh long trắng chỉ có lượng đường khoảng 10%. Nên hương vị có phần nhạt hơn một chút
Nên thanh long đỏ thường ngọt và ngon hơn. Còn nếu bạn muốn ăn vị ngọt dịu, thanh thanh vì thanh long trắng là lựa chọn lý tưởng.
Ăn thanh long có lợi ích gì?
Thanh long là loại trái cây có nhiều dưỡng chất, khi ăn đúng cách và đúng liều lượng nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 4 lợi ích nổi bật của thanh long:
Tác dụng chống lão hóa
Thanh long ruột đỏ là một lựa chọn tuyệt vời để duy trì vóc dáng và sắc đẹp, mà chị em phụ nữ có thể thêm vào thực đơn của mình. Với 87,6% là nước và chỉ 40 kcal mỗi 100g, thanh long ruột đỏ giúp giữ ẩm, mang lại làn da mịn màng, ngăn ngừa khô ráp, lão hóa, và giữ cho làn da luôn tươi trẻ, căng tràn sức sống.
Bảo vệ tim mạch
Hàm lượng chất xơ cao trong thanh long không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn có lợi cho người tiểu đường. Bên cạnh đó, thanh long còn giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, nhờ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch. Loại trái cây này cũng bổ sung chất béo không bão hòa đơn, hỗ trợ cho trái tim của bạn.
Hỗ trợ giảm cân
Thanh long ruột đỏ là một thực phẩm lý tưởng cho những ai muốn giảm cân, bởi nó không chứa chất béo và có lượng calo thấp. Đặc biệt, lại giàu chất xơ, thành phần chất xơ trong thanh long giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm nguy cơ bị béo phì.
Tuy nhiên, cần ăn vừa phải và kết hợp chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và thể thao thường xuyên.
Hỗ trợ tiêu hóa
Thanh long ruột đỏ chứa hàm lượng chất xơ đáng kể, có chứa cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm bớt những tác nhân có hại như chất béo, cholesterol, và độc tố trong cơ thể. Nhờ đó, thanh long có thể giúp giảm nguy cơ nổi mụn.
Nên ăn bao nhiêu thanh long mỗi ngày?
Thanh long là một loại trái cây bổ dưỡng, nhưng như bất kỳ thực phẩm nào, việc tiêu thụ điều độ là quan trọng để đảm bảo sức khỏe. Mỗi ngày, bạn có thể ăn khoảng 200-300g thanh long (tương đương với khoảng 1/2 đến 1 quả thanh long tùy kích cỡ). Lượng tiêu thụ này là danh cho những người có sức khỏe tốt, nó giúp bạn nhận được các lợi ích dinh dưỡng từ thanh long mà không gây tác dụng phụ.
Còn đối với những người có vấn đề về sức khỏe hay người tiểu đường thì tùy vào tình trạng sức khỏe và tình hình bệnh lý, nên liều lượng này cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những lưu ý cần nhớ khi ăn thanh long
Khi ăn thanh long, có một số lưu ý bạn nên cân nhắc:
Chọn trái chín
Thanh long ngon nhất khi chín hoàn toàn. Trái chín sẽ có vỏ màu hồng đậm, hay đỏ sậm, vỏ căng bóng, chọn những trái thanh long tươi và sạch, tránh những trái còn xanh hay quá chín, có dấu hiệu dập, héo hay hư hỏng.
Ăn vừa phải
Thanh long là loại trái cây bổ dưỡng nhưng chứa nhiều đường. Nếu ăn quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó, người bị tiểu đường nên ăn với số lượng hạn chế vì loại quả này chứa lượng đường tự nhiên khá cao và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
Rửa sạch trước khi ăn
Dù không ăn vỏ, bạn vẫn nên rửa sạch thanh long trước khi cắt để tránh vi khuẩn hoặc thuốc trừ sâu tiếp xúc với phần thịt quả.
Không ăn nếu có dấu hiệu dị ứng
Một số người có thể bị dị ứng với thanh long, biểu hiện như ngứa, nổi mẩn đỏ,... Nếu có dấu hiệu này, nên ngừng ăn ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không ăn quá nhiều vào buổi tối
Thanh long có thể gây tiêu chảy nếu ăn quá nhiều vào buổi tối. Đồng thời do chứa nhiều đường tự nhiên nên nếu bạn ăn nó vào buổi tối có thể còn gây tăng cân.
Bảo quản đúng cách
Nếu chưa ăn ngay, nên bảo quản thanh long ở nhiệt độ phòng. Sau khi cắt, phần còn lại nên được bọc kín và giữ trong tủ lạnh để giữ độ tươi ngon.