Thí nghiệm: Nổi hay chìm
Nếu ba mẹ đang tìm kiếm một thí nghiệm khoa học dành cho trẻ có thể thực hiện một cách nhanh chóng tại nhà thì đây sẽ là thí nghiệm khiến các nhà khoa học nhí sẽ rất thích thú. Hoạt động về lực đẩy nổi đơn giản này chỉ cần sử dụng một vài đồ dùng gia đình thông thường và một vài loại quả có sẵn. Nhưng khi thí nghiệm chắc chắn làm trẻ rất thích thú với việc tìm ra được lý do tại sao mọi thứ chìm xuống và nổi lên trong thí nghiệm thực hành dễ dàng này.
Cùng bắt tay chuẩn bị thí nghiệm nhé!
Chuẩn bị
Quả cam, táo, xoài, quýt,... ba mẹ có thể tùy chọn loại quả có sẵn tại nhà hoặc để trẻ tự lựa chọn
Một vài đồ vật có sẵn trong nhà như: thìa, nĩa, chai nhựa rỗng, chai thủy tinh rỗng,...
Chậu nước lớn để thả đồ vật vào trong xem nổi hay chìm
Thực hiện
Ba mẹ cùng trẻ thả lần lượt các loại quả hoặc các đồ vật vào chậu nước và quan sát xem quả đó, đồ vật đó nổi hay chìm
- Sau khi đã quan sát thí nghiệm ba mẹ có thể hỏi trẻ là quả (vật) đó đang nổi hay chìm và cho trẻ giải thích xem tại sao quả đó lại nổi, tại sao đồ vật đó lại chìm,...
Giải thích
Việc một vật thể có nổi hay không được xác định bởi Nguyên tắc Archimedes, trong đó chỉ ra rằng bất kỳ vật thể nào trong chất lỏng đều được làm nổi lên bởi một lực bằng trọng lượng của chất lỏng mà vật thể được nhúng vào. Khi quả cam được đặt trong nước, có hai lực tác dụng theo hướng ngược nhau. Lực hấp dẫn kéo quả cam xuống trong khi lực nổi đẩy nó lên trên. Trọng lực kéo quả cam xuống với một lực bằng trọng lượng của quả cam.
Và cũng tùy vào quả và các đồ vật trong thí nghiệm sẽ có cách giải thích khác nhau để trẻ có thể dễ hiểu hơn, ví dụ như:
Khi chúng ta thả quả cam nhẹ vào nước, vỏ của một quả cam giúp chiếm một trọng lượng nước đủ để làm cho quả cam chưa gọt vỏ nổi lên. Vỏ chứa đầy những túi khí nhỏ làm cho quả cam chưa gọt vỏ ít nặng hơn nước và quả cam nổi lên. Vỏ quả cam lúc này như một chiếc áo phao vậy giúp quả cam nổi lên
Khi bạn lột vỏ, cam không còn chiếm đủ trọng lượng nước để vượt qua lực hấp dẫn, cam trở nên nặng hơn nước và nó chìm xuống.
Trường hợp chiếc thìa nhựa và chiếc thìa inox. Trẻ sẽ thấy hiện tượng thìa nhựa nổi còn thìa inox chìm. Tại sao vậy?
Tại vì khối lượng riêng của nhựa nhẹ hơn của inox. Vì vậy chiếc thìa inox sẽ chìm do lực đẩy Acsimet trong nước không đủ để đẩy nó nổi lên.
Trên đây hướng dẫn và giải thích của thí nghiệm nổi hay chìm ba mẹ hãy cùng các thực hiện tại nhà cho trẻ để giúp trẻ tìm hiểu; học hỏi những điều bổ ích về tự nhiên, khoa học thật dễ dàng nhé.