Ăn Rong Nho Sống Có Được Không? Lưu Ý Khi Ăn Rong Nho Sống
Rong nho có thể ăn sống, ăn cùng salad, làm chè, đồ uống... đều được. Thực phẩm này giàu dinh dưỡng nên bạn có thể kết hợp làm ra nhiều món ăn bổ dưỡng.
Những điều thú vị về rong nho
Rong nho là một loại tảo biển, với tên khoa học Caulerpa lentillifera và thuộc họ Caulerpaceae. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, rong nho được xem như là “trứng cá muối xanh”, đây là một món quà thiên nhiên ban tặng cho con người. Rong nho thường tập trung ở các vùng biển Nhật Bản, Đông Nam Á hay một số đảo ở khu vực Thái Bình Dương. Nhờ hương vị hấp dẫn và giàu dưỡng chất, nên hiện nay, rong nho đã được nuôi trồng ở nhiều nơi. Tại Việt Nam, vùng biển Nam Trung Bộ là nơi chủ yếu nuôi trồng rong nho.
Rong nho có hình dáng giống như những chùm nho thu nhỏ, có màu xanh tươi, các hạt tròn li ti đều đặn, nằm sát nhau bàm vào một chùm, các hạt căng mọng. Với hương vị hơi mặn, hơi tanh nhẹ, có hơi vị của biển cả.
Có hai loại chính là rong nho tươi và rong nho khô. Đối với rong nho khô hay còn gọi là rong nho tách nước, được chế biến và tách nước ra, nên khi mua về chỉ cần ngâm cho rong nho nở, rửa sạch là có thể mang đi chế biến.
Ăn rong nho có tốt không? Có lợi ích gì?
Rong nho không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe, dưới đây là những lợi ích nổi bật của rong nho:
Hỗ trợ quá trình giảm cân
Nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân hay muốn duy trì cân nặng thì bạn có thể bổ sung rong nho vào thực đơn ăn uống. Nhờ rong nó có ít calo, giàu chất xơ, khi ăn nó giúp bạn kéo dài cảm giác no, hạn chế thèm ăn và giú bạn giảm cân hiệu quả. Bên cạnh đó, chất xơ còn hỗ trợ tiêu hóa.
Khi ăn rong nho nó cũng giúp bạn bổ sung dưỡng chất, giúp quá trình giảm cân diễn ra dễ dàng hơn, nhưng bạn nên kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn để giảm cân nhanh chóng và an toàn.
Điều hòa lượng đường trong máu
Có thể bạn không biết, rong nho còn là một thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C. Vitamin C là một chất chống oxy hóa, đồng thời có hỗ trợ điều hòa và cân bằng lượng đường trong máu. Điều này cũng giúp làm giảm nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho rằng, vitamin C cũng có lợi ích trong việc làm chậm sự phát triển của bệnh đái tháo đường.
Dưỡng da và tóc
Rong nho vừa có lợi cho sức khỏe, vừa là bí quyết làm đẹp được nhiều chị em sử dụng. Chất chống oxy hóa trong thực phẩm này giúp đẩy lùi quá trình lão hóa tế bào, đồng thời khi ăn rong nho nó cũng hỗ trợ kích thích sản xuất collagen, giúp da tươi trẻ và tóc luôn suôn mượt.
Giúp đôi mắt sáng khỏe
Vitamin A và sắt trong rong nho chứa hàm lượng lớn, đây chính là dưỡng chất quan trọng và giúp đôi mắt khỏe mạnh. Ăn rong nho thường xuyên, với liều lượng phù hợp có thể giúp bảo vệ mắt và giảm nguy cơ bị các bệnh về mắt.
Hỗ trợ tim mạch
Rong nho cũng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, nhờ nó chứa chứa các chất béo lành mạnh như omega 3 và omega 6. Những chất này giúp giảm lượng cholesterol xấu (LDL), tăng cholesterol tốt (HDL), đồng thời, giảm tỷ lệ xơ vữa động mạch và hỗ trợ tuần hoàn máu. Nhờ đó, rong nho là thực phẩm tự nhiên giúp bảo vệ tim mạch.
Tăng cường sức khỏe cho xương khớp
Rong nho cũng có lợi cho xương khớp. Điều này là nhờ nó có chứa nhiều canxi cùng axit béo như omega-3 vàoOmega-6, đây là 3 chất có khả năng giúp phòng ngừa tình trạng loãng xương. Không chỉ vậy, omega-3, 6 còn giúp góp phần xoa dịu các cơn đau mỏi xương khớp, hỗ trợ xương chắc khỏe và dẻo dai.
Ăn rong nho sống có được không?
Rong nho có thể chế biến nhiều món ăn ngon bằng cách nấu chín. Ngoài ra, rong nho còn có thể ăn sống, cách thưởng thức này giúp giữ vị tươi tự nhiên, giòn và bảo toàn dưỡng chất.
Tuy nhiên, muốn ăn rong nho tươi sống, bạn cần chọn rong nho chất lượng, được nuôi trồng trong môi trường nước biển sạch, đạt tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ tinh khiết. Thậm chí, trong quá trình nuôi trồng, nước biển còn được lọc nhiều lần để đảm bảo chất lượng tối ưu cho rong nho.
Khi ngâm trong nước rong nho sẽ giảm vị mặn của nó. Tùy vào khẩu vị, bạn có thể điều chỉnh thời gian ngâm sao cho vừa ăn, nhưng cũng không nên ngâm quá lâu. Sau khi ngâm nước xong, bạn rửa sạch và ngâm vào trong đá lạnh khoảng 3- 5 phút sẽ giúp rong nho giòn và ngon hơn.
Rong nho sống có thể kết hợp với nhiều món ăn như món nướng, salad,...
Ăn rong nho sống cần lưu ý diều gì?
Rong nho là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ chế biến. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Chọn rong nho chất lượng
Lựa chọn rong nho từ các nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, chọn rong nho từ các cùng nuôi trồng sạch. Nếu mua loại rong nho được đóng gói sẵn thì bạn nên chú ý hạn sử dụng, nên mua loại có ngày sản xuất mới nhất, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
Bảo quản rong nho đúng cách
Rong nho tách nước thì lại dễ bảo quản hơn và thời gian sử dụng nó khá dài, khoảng 6 tháng ở nhiệt độ phòng, đặc biệt khi cho vào ngăn mát tủ lạnh thì nó lại lưu trữ tới 8 tháng, nhờ công nghệ tách nước ly tâm và hút chân không.
Chỉ cần đặt rong nho vào túi kín và buộc chặt, có thể giúp bảo quản từ 3-5 ngày. Rong nho không bị mất nước và chất dinh dưỡng nếu bạn lưu trữ nó trong môi trường kín khí.
Lượng rong nho nên ăn mỗi ngày
Rong nho tuy giàu dinh dưỡng cũng như tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Do đó, bạn chỉ nên ăn khoảng 5 - 8g rong nho mỗi ngày. Đây là liều lượng hợp lý để cơ thể hấp thụ đủ dưỡng chất mà không gây tác dụng phụ.
Sơ chế rong nho đúng cách
Trước khi sử dụng rong nho, bạn cần mang nó đi rửa sạch với nước hoặc ngâm trong nước để vừa giảm độ mặn và loại bỏ loại bụi đất và tạp chất.
Ngoài ra, có thể ngâm rong nho trong nước đá sau khi rửa xong 3- 5 phút để rong nho giòn hơn.
Đối tượng không nên ăn rong nho
Rong nho có hàm lượng i ốt cao, vì vậy những người có vấn dề về tuyến giáp, bị bệnh suy giáp, cường giáp, phì đại tuyến giáp..., cao huyết áp thì không nên tiêu thụ rong nho. Bên cạnh đó, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn rong nho.
Không ăn rong nho với thực phẩm nào?
Rong nho mặc dù có lợi cho sức khỏe, nhưng không phải thực phẩm nào cũng ăn được cùng nó. Các thực phẩm không nên kết hợp với rong nho bao gồm quả hồng, trà xanh, rau cải chua, đồ ngâm chua...