
Ăn Hạt Sen Nhiều Có Tốt Không?
Hạt sen là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều hạt sen, nó có thể gây đầy bụng khó tiêu, rối loạn nhịp tim, suy giảm trí nhớ...
Giới thiệu của hạt sen

Hạt sen là một bộ phận của cây sen, khi cây sen nở hoa, sau đó hoa sẽ tàn và hình thành đài sen, mà hạt sen chính là nằm trong đài sen này. Hạt sen còn được biết đến với nhiều tên gọi trong tiếng Việt như liên nhục, liên tử, liên thực hay tương liên, có tên khoa học là Nelumbonaceae. Hạt sen có hai dạng phỏ biến, là hạt sen tươi và hạt sen khô.
Hạt sen có hình dáng bầu dục, ở trung tâm có chứa tâm sen ( tim sen) thường có màu xanh đậm. Khi còn tươi, hạt sen sỡ hữu màu xanh tự nhiên, nhưng sau quá trình sấy khô sẽ chuyển sang màu vàng kem. Vỏ hạt sen khi non sẽ mềm, còn càng già thì vỏ này càng cứng, do đó hạt sen tươi còn nguyên vỏ thường có giá thành rẻ hơn so với loại đã bóc sẵn. Trong khi đó, hạt sen khô mới là sản phẩm được ưu chuộng nhất, nhờ tiện dụng, dễ chế biến mà còn bảo quản được trong một thời gian dài.
Ăn hạt sen nhiều có tốt không?
Hạt sen có vị bùi ngọt, tính mát và nó là nguyên liệu tuyệt vời để chế biến nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, hạt sen chỉ nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều, vì việc lạm dụng hạt sen có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như:
Gây rối loạn nhịp tim

Phần tâm sen là lõi mầm xanh nằm ở bên trong hạt sen, nó chứa nhiều hoạt chất nelumbo, vốn có tác dụng an thần, thường được dùng để chữa mất ngủ. Tuy nhiên, sử dụng liên tục hoặc quá nhiều, thì nelumbo có thể khiến tim đập không đều, gây rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng đến huyết áp. Vì vậy, với những người có vấn đề tim mạch thì cần thận trọng, nhất là không được dùng tâm sen.
Nguy cơ nhiễm độc
Hạt sen có phần tim sen, nó có chứa thành phần alkaloid, mà chất này lại không tốt cho ngưòi bị bệnh tim mạch, vì nó có chứa độc tính. Do đó, đối với người bình thường, cũng không nên dùng tâm sen tươi để dùng, vì nó có nguy cơ gây ngộ độc. Để giảm độc tố từ tâm sen, bạn cần sao vàng rồi mới dùng. Còn người bị tim mạch thì không nên dùng.
Gây đầy bụng, táo bón

Dù hạt sen là nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên cao, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, nhưng nếu ăn quá nhiều, lượng chất xơ dư thừa quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Bạn có thể gặp các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu hoặc gây ra tình trạng táo bón.
Ảnh hưởng trí nhớ
Tuy giúp dễ ngủ, nhưng nếu tiêu thụ hạt sen quá mức, thì đồng nghĩa như bạn đang nạp vào cơ thể một lượng lớn chất an thần, điều này có thể khiến bạn rơi vào trạng thái buồn ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến cho nó vị rối loạn. Về lâu dài, tình trạng ngủ nhiều, ngủ không ngon sẽ dẫn đến giảm khả năng ghi nhớ, thậm chí làm giảm tuổi thọ.
Vì vậy, hạt sen tuy tốt, nhưng chỉ khi được sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.
Giảm đường huyết
Những người bị mắc bệnh tiểu đường thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hạt sen, đặc biệt là ngưòi đang dùng insulin. Vì hạt sen nếu ăn nhiều có thể làm giảm đường huyết và có thể tương tác với thuốc trị tiểu đường, điều này có thể gây ra những tác dụng không mong muốn hoặc giảm hiệu quả của thuốc.
Vì thể, néu đang trị bệnh hay có vấn đề về sức khỏe, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi ăn hạt sen nhé.
Ăn hạt sen bao nhiêu là đủ?

Để ăn hạt sen mang lại lợi ích tối đa, thì bạn nên ăn vừa đủ. Liều lượng sử dụng hạt sen hợp lý cho người trưởng thành là khoảng 20- 28g mỗi ngày, với tần suất 3 đến 4 lần mỗi tháng là hợp lý.
Lưu ý khi ăn hạt sen
Một số điều bạn cần lưu ý khi ăn hạt sen bao gồm:
Mua hạt sen ngon, chất lượng

Hạt sen bạn cần mua những hạt chắc, mẩy, nguyên vẹn, ưu tiên chọn mua hạt sen hữu cơ để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, hãy mua hạt sen tươi vào đúng mùa vụ, còn nếu mua không đúng thời điểm thu hoạch thì bạn nên dùng hạt sen khô, đồng thời cần mua từ nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc xuất xứ minh bạch.
Không dùng hạt sen cho trẻ dưới 1 tuổi
Mặc dù hạt sen giàu đạm, tinh bột, chất xơ, nhưng do hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, nên chưa thể tiêu hóa trọn vẹn các chất có trong hạt sen, nên có thể gây khó tiêu, táo bón,... thậm chí một số trường hợp trẻ còn có thể dị ứng với hạt sen.
Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn hạt sen. Đối với trẻ lớn hơn, thì bạn nên nấu hạt sen mềm, cho ăn với sô lượng vừa phải, nếu khi ăn hạt sen, trẻ có dấu hiệu bất thường bạn hãy tìm đến bác sĩ ngay để được hỗ trợ.
Không bỏ tâm sen khi trị mất ngủ

Việc cải thiện chất lượng giấc ngủ chủ yếu là nhờ phần tâm sen, nên nếu bạn đang muốn có giấc ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, thì không nên loại bỏ tâm sen. Do tâm sen có vị đắng nên bạn có thể dùng riêng nếu muốn, hoặc có thể ăn cùng hạt sen.
Cần khử độc tâm sen

Khi dùng tâm sen làm trà, bạn nên sao vàng để giảm tính hàn và độc tố trong thảo dược này. Đặc biệt, người có vấn đề về tim thì tuyệt đối không nên dùng tâm sen tươi. Còn hạt sen thì bạn cũng có thể mang đi sấy vàng.
Đồng thời, không nên dùng quá nhiều tâm sen hay hạt sen.
Người hệ tiêu hóa yếu không ăn hạt sen
Hạt sen có tính hàn, giúp cầm máu và cải thiện tình trạng tiêu chảy, nhưng nếu những người đang bị táo bín thì lại cần tránh ăn, vì nó có thể làm cho táo bón nặng hơn. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao trong hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu nếu bạn ăn hạt sen quá mức, nhất là người có hệ tiêu hóa kém.
Bạn chỉ nên ăn hạt sen ở mức vừa phải và khi bị táo bón thì không ăn hạt sen.