
Khổ Qua - Thuốc Đắng Dã Tật
Khổ qua hay còn được gọi là mướp đắng là một cái tên vô cùng quen thuộc trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt nhưng bạn có biết khổ qua là gì không?
Khổ qua là gì? Nguồn gốc của khổ qua
Định nghĩa khổ qua
Khổ qua hay còn có cái tên thân thuộc hơn là mướp đắng. Là một loại thực vật thân thảo nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng phổ biến và rộng rãi ở các nước châu á, châu phi, vùng caribe. Loại quả này cũng có nhiều giống loài khác nhau dựa vào hình dạng và độ đắng của quả.
Nguồn gốc
Khổ qua có nguồn gốc từ châu phi xa xôi tại đây quả được coi là lương thực chính trong mùa khô của người Kung trong các chuyến săn bắt và hái lượm. Các giống cây đã được lan rộng khắp châu á. Quả được sử dụng rộng rãi trong các món ăn tại Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á.
Điều kiện sinh trưởng của khổ qua
Nhiệt độ
Khổ qua là loài cây nhiệt đới được phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ ấm áp. Đây là cũng là điều kiện phù hợp để giống cây này nảy mầm và được trồng quanh năm ở Việt Nam. Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của cây trong khoảng từ 20 đến 35 độ C, cây sẽ kém phát triển dẫn đến tỷ lệ đậu quả thấp nếu mức nhiệt độ hạ xuống dưới 20 độ hay tăng trên mức 35 độ. Ở điều kiện nhiệt độ dưới 10 độ C, hầu như các giống mướp đắng ngừng lại sự sinh trưởng.
Độ ẩm và ánh sáng
- Độ ẩm: Loài thực vật này là loại cây có tính chịu hạn và ngập úng kém. Khổ qua sẽ sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện độ ẩm 70% - 80%. Trong quá trình nuôi trồng cần cung cấp đủ nước để cây có thể duy trì sự sống. Tránh nên để lại nhiều nước đọng lại trên cây tránh dẫn đến bệnh tật cho cây.
- Ánh sáng: Để sinh trưởng và tạo năng suất cao cây khổ qua cần có cường độ ánh sáng mạnh. Đây là giống cây ưa sáng không nên trồng cây với mật độ cao nên đảm bảo khoảng cách và ánh sáng cho sự phát triển của cây. Vị trí bố trí trồng cây ở những nơi có thời gian chiếu sáng từ 6-8 tiếng mỗi ngày.
Đất và dinh dưỡng
- Đất và dinh dưỡng: Khổ qua là một loại thực vật dễ dàng thích nghi với những loại đất. Để cho năng suất cao và tránh trường hợp ngập úng, cây nên được trồng trên nền đất tơi xốp, khả năng thoát nước tốt, dễ tưới tiêu, đất màu mỡ và giàu chất hữu cơ như đất cát pha, đất thịt nhẹ, ... Độ pH thích hợp khi trồng mướp đắng là từ 5.5 - 6.7pH.
- Cùng với đó, dinh dưỡng là không thể thiếu để cung cấp trong quá trình phát triển và sinh dưỡng của cây. Phân bón hữu cơ hoặc phân hóa học như phân đạm, lân và kali phù hợp bón cho cây tùy vào từng thời kỳ phát triển.
Thời gian thích hợp để trồng khổ qua
Ở Việt Nam có 3 miền được phân biệt là Bắc, Trung, Nam cùng với điều kiện khí hậu, thời tiết khác biệt rõ rệt do đó thời điểm trồng mướp đắng của từng miền cũng khác nhau.
Thời vụ
- Thời vụ ở miền Bắc: Miền Bắc là nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với thời tiết ấm áp và đều đặn mưa của mùa xuân và mùa hè khổ qua thường được trồng dưới điều kiện này. Vào mùa xuân, mướp đắng được trồng từ tháng 3 đến tháng 5 bởi nhiệt độ nền đất bắt đầu ẩm và lượng ánh sáng mặt trời tăng tạo điều kiện lý tưởng cho cây phát triển, còn mùa hè thời gian bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 khi nhiệt độ cao cùng mưa nhiều kích thích sự phát triển của cây.
- Thời vụ ở miền Trung: Mùa xuân thường là thời điểm tốt để bắt đầu trồng mướp đắng ở miền Trung với nhiệt độ nền đất đã ẩm và lượng ánh sáng đủ cho sự nảy mầm của cây. Từ tháng 6 đến tháng 9 là mùa mưa, cũng là thời kỳ mướp đắng phát triển mạnh mẽ do được cấp đủ nước. Song, trong giai đoạn này cây cần được tưới ít nước hơn để tránh ngập úng.
- Thời vụ ở miền Nam: Thời tiết ở miền Nam đặc trưng quanh năm nóng ẩm vô cùng thích hợp với yêu cầu phát triển của cây do đó mướp đắng được trồng nhiều và phổ biến tại nhiều khu vực ở miền Nam. Tuy nhiên, khoảng thời gian thích hợp nhất để trồng mướp đắng là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.