Gạo Lứt Nấu Chín Để Được Bao Lâu? Cách Bảo Quản Cơm Gạo Lứt
Gạo lứt khi nấu chín nhưng chưa dùng hết, bạn có thể bảo quản chúng để dùng. Bài viết này 1shop.vn sẽ giúp bạn cách bảo quản gạo lứt đã được nấu chín hiệu quả.
Thời hạn sử dụng của gạo lứt là bao lâu?
Gạo lứt thường đã được phơi khô và sấy khô nên thời gian sử dụng của nó tương đối lâu. Khi gạo lứt được bảo quản đúng cách, được bảo quản ở nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và ngăn chặn không khí, thì nó có có dùng được trong 1-2 năm.
Tuy nhiên, để đảm bảo dưỡng chất, hương vị và chất lượng tốt nhất, bạn nên sử dụng gạo lứt kể từ thời điểm mua là 6- 12 tháng.
Trước khi bảo quản gạo lứt bạn nên:
- Hãy kiểm tra kỹ ngày sản xuất và hạn dùng có in ấn trên bao bì, từ đó điều chỉnh thời gian ăn cho phù hợp
- Đánh giá chất lượng gạo trước khi bảo quản, bao gồm mùi hương của gạo lứt, độ ẩm hay màu sắc. Nếu phát hiện những dấu hiệu như ẩm mốc, hôi, hạt gạo có màu lạ... thì khả năng nó bị hư hỏng rồi, bạn không nên dùng nữa.
Gạo lứt bị hỏng có dấu hiệu gì?
Gạo lứt bị hư hỏng nếu ăn vào sẽ có nhiều tiềm ẩn xấu cho sức khỏe, vì vậy, khi ăn gạo lứt bạn nên kiểm tra để đảm bảo an toàn. Dưới đây là 5 dấu hiệu bạn nên lưu ý để phát hiện gạo lứt bị hư hỏng:
Gạo lứt có mọt
Gạo lứt nếu bảo quản sai cách hoặc để trong một thời gian dài thì nó có thể bị mọt xâm nhập. Đây là loại côn trùng nhỏ, mà bạn có thể thấy bằng mắt thường. Vì vậy, nếu gạo lứt xuất hiện những con mọt gạo này thì bạn không nên sử dụng tiếp, đặc biệt là khi mọt gạo đã phát triển nhiều.
Gạo lứt có độ ẩm cao hoặc tình trạng nhớt
Gạo lứt bị ẩm, bạn cầm gạo lứt lên thấy nó ướt hoặc nhớt thì có thể gạo đã bị hư hỏng. Khi gạo lứt có độ ẩm cao, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển. Khi thấy gạo trở nên ướt, nhớt hoặc có cảm giác ẩm ướt khác thường, thì bạn cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Gạo lứt thay đổi màu sắc
Gạo lứt bình thường có màu đỏ, tím, trắng hay nâu đó... tùy loại gạo lứt, nhưng chung quy màu sắc gạo lứt khá sáng, và tươi mới. Nếu thấy gạo có các đốm đen, mảng trắng hoặc màu sắc lạ, đây có thể là dấu hiệu việc gạo bị hư hỏng.
Gạo lứt có mùi bất thường
Gạo lứt tươi, sạch, ngon thường có mùi thơm tự nhiên, thoang thoảng đặc trưng của gạo. Nếu bạn phát hiện mùi chua, ẩm mốc, hoặc bất kỳ mùi khó chịu nào khác khi mở túi gạo lứt, thì đây là dấu hiệu cho thấy nấm mốc hoặc vi khuẩn đã phát triển. Loại gạo lứt có mùi hôi như vậy bạn không nên sử dụng.
Kiểm tra hạn sử dụng
Dù gạo thường được coi là thực phẩm có thể lưu trữ rất lâu, nhưng việc kiểm tra hạn sử dụng vẫn rất quan trọng. Gạo để quá lâu dễ bị mất chất dinh dưỡng và có nguy cơ hư hỏng ngay cả khi chưa xuất hiện dấu hiệu rõ ràng.
Do đó, bạn nên mua gạo lứt với số lượng vừa đủ, ăn hết rồi hãy mua thêm, hoặc trong quá trình sử dụng bạn có thể phơi khô gạo để tránh bị ẩm mốc.
Để gạo lứt giữ được chất lượng tốt nhất, hãy bảo quản trong hộp kín hay thùng đựng gạo chuyên dụng và nơi khô ráo, thoáng mát. Bạn có thể đặt gạo trong tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng, đặc biệt khi khí hậu ẩm ướt. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào, đừng tiếc mà hãy loại bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe gia đình thân yêu của mình nhé!
Gạo lứt nấu chín bảo quản được bao lâu?
Gạo lứt sau khi nấu chín để trong tủ lạnh được bao lâu? Là một thắc mắc của nhiều người. Gạo lứt nấu chín có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 3 đến 5 ngày nếu được đựng trong hộp kín và giữ ở ngăn mát với nhiệt độ phù hợp.
Để đảm bảo an toàn và chất lượng, hãy kiểm tra cơm trước khi ăn. Tốt nhất, hãy sử dụng cơm gạo lứt nấu chín trong thời gian ngắn để tận hưởng hương vị tươi ngon và giữ cho bữa ăn luôn an toàn.
Hướng dẫn cách bảo quản cơm gạo lứt được lâu
Dưới đây là cách bảo quản cơm gạo lứt trong tủ lạnh mà bạn có thể tham khảo:
Chờ cho cơm gạo lứt nguội hoàn toàn
Sau khi nấu gạo lứt, hãy để cơm nguội hoàn toàn. Bạn có thể chờ cho cơm nguội tự nhiên, hay xới cơm ra tô lớn để cơm nhanh nguội hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Khi chờ cơm nguội bạn cũng nhớ dùng cặp lồng để che chắn, tránh côn trùng hay bụi bẩn dính vào cơm nhé!
Tuyệt đối không cho cơm còn nóng vào tủ lạnh, vì đều này có thể làm cho vi khuẩn phát triển, làm cơm không còn ngon, dưỡng chất bị mất đi và chất lượng của cơm giảm, đồng thời có thể khiến cơm nhanh hỏng.
Cho cơm lứt đã nguội vào các hộp nhỏ
Cho cơm gạo lứt vào các hộp đựng thực phẩm, bạn nên chia đúng số lượng các bữa ăn mình cần, như vậy, sẽ tránh việc bạn mở ra mở vào nhiều lần làm ảnh hưởng tới hương vị và độ ngon của cơm. Khi bảo quản từng hộp nhỏ như vậy, cũng tránh không khí tràn vào, bảo quản tốt hơn.
Bảo quản cơm gạo lứt trong tủ lạnh
Cơm gạo lứt nên quản quản trong tủ lạnh ở mức nhiệt dưới 4 độ C, như vậy sẽ giúp lưu trữ cơm gạo lứt được lâu hơn, tránh vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, dù là vậy, bạn cũng nên ăn trong vòng 1- 2 ngày là tốt nhất. Tránh để gần đồ ăn, thực phẩm có mùi nồng, hay đồ sống...
Làm nóng cơm gạo lứt trước khi dùng
Khi lấy cơm gạo lứt từ trong tủ lạnh ra, bạn cần làm nóng bằng cách:
- Dùng lò vi sóng: Đặt cơm vào bát, thêm một ít nước sạch vào cùng, và cho vào trong lò vi sóng khoảng 2 phút đến khi cơm được hâm nóng
- Dùng nồi hấp: Đặt cơm vào nồi hấp, thêm nước vào nồi, đậy nắp và hấp cho đến khi cơm nóng lại.
Bằng cách tuân thủ các bước này, bạn có thể bảo quản cơm gạo lứt hiệu quả, đảm bảo chất lượng của cơm gạo lứt và an toàn cho sức khỏe.
Một số cách dùng gạo lứt đã nấu
Khi bạn nấu gạo lứt mà không sử dụng hết, bạn có thể chế biến thành các món ăn khác nhằm hạn chế hư hỏng hay lăng phí.
Gạo lứt sấy
Nguyên liệu:
- Gạo lứt 500g
- 1 chén rong biển khô
- 1 thìa hạt vừng rang
- 1 thìa dầu mè
- Tỏi
Các bước thực hiện:
- Làm nguội cơm gạo lứt đã được nấu chín
- Cho rong biển rang khô
- Tỏi băm mang trộn với rong biển vừa răng khôm thêm 1 thìa dầu ăn ( ngoài ra có thể thêm tiêu và muối tùy thích)
- Mang gạo lứt đi phơi khô
- Cho chảo lên bật bếp cho 1 ít muối và rang nhẹ trên lửa nhỏ, cho gạo lứt vào rang, rang cho đến khi gạo nở phồng.
- Trộn rong biển đã rang với gạo lứt đã nguội.
- Trộn gạo ngấm đều gia vị thì cho ra đĩa và thưởng thức, gạo ăn không hết có thể để trong hũ kín bảo quản và dùng dần.
Bánh gạo lứt
Bánh gạo lứt là một món ăn vặt bạn có thể tham khảo chế biến, bạn chỉ cần dùng cơm gạo lứt kết hợp với một ít đường nâu, xay nhuyễn sau đó tạo hình bánh, mang đi áp chảo để làm chín, sau đó có thể ăn nhâm nhi.
Cơm gạo lứt khô
Cơm gạo lứt khi nấu chín mà chưa sử dụng hết, bạn có thể mang nó đi phơi khô dưới nắng, sau đó có thể thêm một ít nguyên liệu làm cốm gạo lứt, khi phơi khô bạn cũng bảo quản được cơm gạo lứt lâu hơn.
Khi bảo quản cơm gạo lứt cần lưu ý gì?
Khi bảo quản cơm gạo lứt bạn nên:
- Cho vào hộp đậy kín, bảo quản trong tủ lạnh
- Nên sử dụng trong 1-2 ngày để đảm bảo hương vị và dưỡng chất.