Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Hiệu Quả Nhất
Mật ong là một nguyên liệu giàu dưỡng chất, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, ngoài ra, mật ong còn có khả năng chữa nhiệt miệng một cách tự nhiên, an toàn.
Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng
Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện các vết loét ở khoang miệng như trên niêm mạc má, nướu, hoặc lưỡi, thường kèm theo viền đỏ xung quanh, chúng có thể có hình tròn hoặc bầu dục. Ban đầu, vết loét có màu trắng và dần chuyển sang vàng, gây cảm giác đau rát, khó chịu.
Nguyên nhân gây nên nhiệt miệng có thể bao gồm:
- Do khoang miệng có các tổn thương, chẳng hạn như cắn vào má, lưỡi, hoặc vệ sinh răng miệng quá mạnh gây tổn hại đến niêm mạc
- Nhiệt miệng đôi khi xảy ra ở các chị em phụ nữ sau kỳ kinh nguyệt vi hormone trong cơ thể thay đổi
- Do cơ thể bị stress, áp lực
- Thói quen ăn uống nhiều thực phẩm cay nóng
- Sử dụng sản phẩm chứa natri lauryl sulfate có trong kem đánh răng hay nước súc miệng
- Một số người không phù hợp khi tiêu thụ các thực phẩm như socola, cà phê, hoặc các loại hạt... nên đã gây ra nhiệt miệng
- Cơ thể thiếu hụt các loại khoáng chất và vitamin như vitamin B12, kẽm, axit folic hoặc sắt cũng là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị nhiệt miệng.
Vì sao mật ong giúp chữa nhiệt miệng?
Mật ong có thể cải thiện nhiệt miệng nhờ những lợi ích như:
Thúc đẩy tái tạo và làm lành tổn thương
Mật ong có khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào bị tổn thương, lên đến 97%. Nhờ đó, các vết loét nhiệt miệng sẽ nhanh chóng được làm lành. Nếu đang gặp vấn đề này, bạn có thể thử áp dụng cách dùng mật ong để cải thiện.
Giúp kháng khuẩn, chống viêm và nấm
Mật ong có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, đồng thời còn giúp chống nấm, nhờ thực phẩm này có chứa hydroperoxide. Điều này giúp tiêu diệt những yếu tố gây nhiệt miệng, giảm nguy cơ vết loét lan rộng ra và giảm cảm giác khó chịu.
Cung cấp nhiều dưỡng chất
Mật ong là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là sắt và kẽm, đây là hai khoáng chất cần thiết giúp chữa trị tình trạng nhiệt miệng và nhiệt lưỡi, cũng như ngăn ngừa tái phát.
Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Bạn có thể tham khảo các cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong sau đây:
Dùng mật ong và tắc
Quả tắc giàu vitamin C, có thể giúp nâng cao đề kháng và chống khuẩn, kết hợp cùng mật ong nó sẽ giúp giảm nhiệt miệng và chống viêm được gia tăng.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất 1-2 thìa
- Tắc
- Nước ấm
Cách làm:
- Tắc bạn mang đi rửa sạch, sau đó cắt đôi vắt lấy 1 thìa nước cốt tắc, khuấy đều với mật ong
- Bạn cũng cần súc miệng sơ qua, rồi ngậm hỗn hợp này khoảng 3 phút, kết hợp súc miệng để cho hỗn hợp này được lan đều trong khoang miệng
- Sau khi súc miệng xong thì bạn nhổ ra, súc lại với nước ấm để làm sạch miệng.
Dùng mật ong và nước ép
Nước ép trái cây bạn có thể dùng như nước cam, nước ép bưởi, nước ép cà rốt... , kết hợp cùng mật ong sẽ giúp trị giải nhiệt, bổ sung vitamin và củng cố đề kháng.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Nước ép trái cây
- Nước ấm
Cách làm:
- Chọn loại trái cây như cam, cà rốt, bưởi, sau đó rửa sạch, sơ chế và ép lấy nước, pha cùng một chút mật ong
- Sau đó bạn chỉ cần uống từ từ là được
- Có thể dùng mỗi ngày.
Dùng mật ong để ngậm
Bạn có thể dùng mật ong và cho vào miệng để ngậm, cách này cũng giúp giảm tình trạng nhiệt miệng.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Nước ấm
Cách làm:
- Bạn súc miệng cho sạch sẽ, uống mật ong với lượng vừa đủ
- Ngậm trong miệng khoảng vài phút, như vậy mật ong sẽ thấm sâu vào vết loét trong miệng
- Nhổ bỏ, rồi dùng nước ấm súc miệng lại cho sạch
- Mỗi ngày áp dụng 3 - 5 lần.
Dùng mật ong và rau ngót
Rau ngót chứa nhiều axit amin, canxi, protit, vitamin C, photpho, gluxit... Theo Đông y, thực phẩm này có tác dụng giải độc, mát huyết. Khi sử dụng chung với mật ong có thể giúp hỗ trợ nhiệt miệng.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Tăm bông
- Rau ngót
- Nước ấm
Cách làm:
- Nhặt những lá rau ngót tươi, nguyên vẹn và rửa sạch, sau đó bạn giã nhuyễn lấy nước cốt rau ngót và trộn đều với mật ong
- Súc miệng sạch sẽ, rồi nhúng cây tăm bông vào hỗn hợp và chấm vào khu vực bị nhiệt miệng, bạn để khoáng 3- 5 phút
- Nhổ bỏ, rồi dùng nước ấm súc miệng lại cho sạch
- Mỗi ngày áp dụng 3 - 3 lần.
Dùng mật ong chấm lên vết thương
Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất để bôi nhẹ lên vết thương, cách làm này vừa nhanh gọn lại dễ thực hiện, mà lại có thể trị nhiệt miệng cũng như hạn chế vết loét mới hình thành.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất
- Tăm bông
- Nước ấm
Cách làm:
- Bạn súc miệng cho sạch sẽ, rồi lấy một ít mật ong cho ra tăm bông
- Rồi chấm nhẹ lên chỗ bị nhiệt miệng, chấm nhiều lần để mật ong có thể trải đều lên vết loét
- Bạn để vậy khoảng 5 phút, rồi dùng nước ấm súc miệng lại cho sạch
- Mỗi ngày áp dụng 2- 3 lần, đều đặn trong khoảng 10 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
Dùng mật ong và nghệ
Khả năng chống viêm từ mật ong phối hợp cùng tác dụng hồi phục vết thương từ tinh bột nghệ, giúp bạn có ngay một hỗn hợp trị nhiệt miệng, giúp các vết loét do vấn đề này nhanh lành và không hình thành vết thương mới.
Nguyên liệu:
- Mật ong nguyên chất 1 thìa
- Tinh bột 1 thìa
- Nước ấm
Cách làm:
- Bạn súc miệng cho sạch sẽ
- Trộn đều mật ong và tinh bột nghệ thành hỗn hợp đồng nhất
- Thoa hỗn hợp này lên vết thương bị nhiệt miệng, và để vài phút
- Nhổ bỏ, rồi dùng nước ấm súc miệng lại cho sạch
- Mỗi ngày áp dụng 2- 3 lần.
Dùng mật ong trị nhiệt miệng cần lưu ý
Khi bạn dùng mật ong trị nhiệt miệng cần lưu ý:
- Sử dụng mật ong nguyên chất, chất lượng, có xuất xứ rõ ràng
- Ưu tiên thoa mật ong lên vết thương trước khi bạn đi ngủ, không ăn uống gì để phát huy tối đa lợi ích
- Nếu dị ứng phấn hoa, hay các thành phần có trong mật ong thì không nên sử dụng
- Nếu nhiệt miệng nặng và không thuyên giảm, bạn cần tìm bác sĩ ngay để hỗ trợ
Cách ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng
Để hạn chế tình trạng nhiệt miệng, bạn có thể tham khảo:
- Nên dùng bàn chải mềm, đánh răng nhẹ nhàng, không nên dùng lực quá mạnh cho khoang miệng
- Ăn uống khoa học, ăn chậm nhai kỹ để tránh gây tổn thương cho miệng
- Bổ sung đầy đủ các nguồn thực phẩm khác nhau, đặc biệt kẽm, vitamin B và sắt
- Không ăn đồ cay nóng, bia rượu...
- Luôn để tâm trí và tinh thần thư giãn, không thức khuya
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.
Nhiệt miệng là do thiếu chất gì?
Ngoài việc bạn vô tình làm tổn thương khoang miệng, hay ăn uống không khoa học gây nên tình trạng nhiệt miệng, thì việc hệ miễn dịch suy giảm và thiếu dưỡng chất như vitamin PP, vitamin B2, vitamin C, đạm, kẽm..., khiến cho sức đề kháng yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân có hại phát triển, từ đây có thể gây ra nhiệt miệng.