Ăn Nhiều Nấm Rơm Có Tốt Không? Nấm Rơm Có Tác Dụng Gì?
Nấm rơm hay nấm mũ rơm là một loại nấm thơm ngon và bổ dưỡng, có thể chế biến nhiều món ăn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tìm hiểu về nấm rơm
Nấm rơm hay nấm mũ rơm có nguồn gốc ở Đông Á và Đông Nam Á, một loại nấm mà ngày xưa nó mọc trên rơm rạ, là loại nấm thơm ngon và bổ dưỡng, hiện nay người ta nuôi trồng nấm rơm chuyên nghiệp hơn, và được ưa chuộng trên nhiều quốc gia trên thế giới.
Riêng ở Việt Nam, nấm rơm được trồng ở rất nhiều tỉnh thành, nấm là loài thích nhiệt nên thường được người dân trồng vào mùa hè.
Nấm rơm có vị thơm ngon, mềm và giòn, được sử dụng trong nhiều món ăn như món canh, món xào và món nướng. Nấm rơm thường được trồng trên rơm hoặc đất mùn, gỗ cưa ẩm và có thể trồng quanh năm trong nhà kính hoặc trang trại chuyên nghiệp.
Ăn nấm rơm có tác dụng gì co sức khỏe?
Nấm rơm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Giảm nguy cơ thiếu máu
Nấm rơm có thể giúp bạn ngừa tình trạng thiếu máu, nhờ nó bổ sung sắt cho cơ thể. Ăn nấm rơm cũng là một cách để bạn nạp thêm lượng sắt này, tuy nhiên, để đạt kết quả tối ưu, bạn cần có một thực đơn đa dạng và phong phú. Bên cạn ăn nấm rơm, cũng cần tập trung các thực phẩm chứa nhiều sắt khác như rau xanh, thịt, cá,...
Hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển
Nâm rơm cũng là một loại nấm có nhiều protein, mà cơ thể chúng ta cần nạp đầy đủ hàm lượng protein để thúc đẩy quá trình tăng trưởng, duy trì các mô cùng các chức năng khác. Tiêu thụ nấm đều đặn cũng là cách để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Hỗ trợ sức khỏe của xương
Nấm rơm là một thực phẩm có lợi cho xương, điều này là nhờ nó chứa hàm lượng canxi và vitamin D dồi dào, đây là hai dưỡng chất thiết yếu, giúp hỗ trợ phát triển xương, đồng thời giúp phòng ngừa các vấn đề về xương như loãng xương.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Nấm rơm chứa kali và đồng là hai khoáng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Kali là chất giúp mạch máu ổn định, trong khi đó đồng có khả năng kháng vi khuẩn, giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi nguy cơ viêm nhiễm.
Hơn nữa, nấm rơm khi tiêu thụ đúng cách nó còn giúp giảm cholesterol, protein trong loại nấm này cũng lành mạnh, có tác dụng đốt cháy cholesterol.
Kiểm soát đường huyết
Nấm rơm nhờ có ít carbohydrate và chất béo thấp, nó còn chứa insulin tự nhiên, nên nó cũng có lợi cho người tiểu đường. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho gan, tuyến tụy cùng nhiều tuyến nội tiết trong cơ thể, nhờ đó mà nó thúc đẩy quá trình tăng sản sinh insulin với mức độ cân bằng và phù hợp.
Các chất kháng sinh cũng có lợi cho cho tiểu đường.
Ăn nhiều nấm rơm có tốt không?
Mặc dù nấm rơm rất giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều nấm rơm có thể gây ra một số vấn đề như sau:
Gây dị ứng
Lạm dụng tiêu thụ quá nhiều nấm rơm còn có thể gây dị ứng với các triệu chứng như ho, khó thở, da bị nổi mề đay, sưng họng, thậm chí gây lên cơn hen suyễn, và các vấn đề tiêu hóa khác.
Gây rối loạn tiêu hóa
Ăn quá nhiều nấm rơm có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, như bị đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Nhất là đối với những người có hệ tiêu hóa yếu.
Nguy cơ nhiễm asen
Nấm rơm thường được nuôi trồng trên rơm rạ, nên nó cũng có nguy cơ chứa nhiều asen kim loại, điều này có thể gây ngộ độc.
Cách ăn nấm rơm đúng cách
Để tận dụng tốt các lợi ích từ nấm rơm mà không gặp phải tác dụng phụ, thì bạn có thể tham khảo những vấn đề sau:
Rửa sạch và sơ chế kỹ
Rửa nấm rơm dưới vòi nước sạch, sau đó ngâm nấm trong nước muối loãng từ 10-15 phút để loại bỏ tạp chất. Sau đó, dùng nước sạch rửa lại 2 lần rồi mới mang đi chế biến, bạn không nên rửa nấm tươi quá lâu, quá nhiều lần, vì có thể làm hao hụt dưỡng chất. Đối với nấm rơm hấp sẵn thì chỉ cần sử dụng theo ý thích, còn nấm rơm sấy khô bạn cũng cần ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch rồi mới mang đi nấu.
Kết hợp với thực phẩm khác
Nấm rơm có thể kết hợp với rau củ, thịt,... để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không nên nấu nấm cùng các thực phẩm có tính hàn, vì nó có thể gây đau bụng.
Khi ăn nấm rơm cũng không nên uống rượu, vì có thể gây ngộ độc, vì vậy, bạn cần tránh tiêu thụ chúng cùng một thời điểm.
Lựa chọn nấm tươi
Chọn nấm rơm tươi, được nuôi trồng hữu cơ, nấm rơm còn chưa nở hết, ở phần mũ rơm tròn. Nấm rơm cho màu sắc tự nhiên, bóp nhẹ thì nấm không bị mềm hay nhũn. Nếu bạn mua nấm rơm được sấy khô thì nên kiểm tra bao bì, màu sắc và mùi, dù là loại nấm rơm nào thì cũng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nếu nấm rơm có mùi hôi, khó chịu, có dấu hiệu hư hỏng thì bạn không nên chọn.
Nấu chín hoàn toàn
Không nên ăn nấm rơm sống, hãy nấu chín nấm để đảm bảo an toàn khi sử dụng, đồng thời khi nấu bạn không nên dùng nồi nhôm, nồi kim loại, thay vào đó nên dùng nồi sứ, nồi thủy tinh để chế biến bắm, như vậy sẽ giúp món ăn không bị thâm đen.
Không ăn quá nhiều, liên tục
Mặc dù nấm rơm tốt cho sức khỏe, việc ăn quá nhiều có thể gây ra những rủi ro như đã nói trên. Do đó, chỉ nên dùng với lượng vừa phải trong mỗi lần ăn, khoảng 1- 2 bữa mỗi tuần là đủ.