
Huyết Áp Cao Có Uống Tâm Sen Được Không?
Tâm sen có khả năng giảm huyết áp, làm cơ trơn thành mạch giãn, nên nó giúp chống oxy hoá, giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim và tăng lưu lượng tuần hoàn động mạch vành. Nên tâm sen có lợi cho người bị tăng huyết áp.
Cao huyết áp là bệnh lý gì?

Cao huyết áp là vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi, là một tình trạng mà áp lực máu tác động lên thành động mạch cao hơn mức bình thường. Huyết áp được đo bằng hai chỉ số chính huyết áp tâm thu và tâm trương. Trong đó:
- Huyết áp tâm thu giúp phản ánh áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp
- Huyết áp tâm trương đo áp lực trong động mạch khi tim ở trạng thái nghỉ giữa các nhịp đập hay chu kỳ co bóp
Một người được chẩn đoán mắc cao huyết áp khi huyết áp tâm thu vượt ngưỡng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg. Tùy thuộc vào mức độ tăng của huyết áp, mà bệnh lý này được phân thành nhiều cấp độ, từ nhẹ, trung bình đến nghiêm trọng.
Cao huyết áp có nguy hiểm không?
Cao huyết áp thường không biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu, nhưng nếu không được kiểm soát tốt, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bệnh tim, khiến thận, tim, mắt bị tổn thương, gia tăng tỷ lệ bị bệnh tiểu đường,...
Cao huyết áp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu nguy cơ biến chứng và bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Cao huyết áp có triệu chứng gì?

Như đã nói ở trên, huyết áp của bạn có thể tăng lên mà không hề có những biểu hiện nào cụ thể. Một số người có thể có những triệu chứng nhưng không rõ ràng. Chí tới lúc bệnh cao huyết áp này nặng lên, thì người bệnh mới bắt đầu thấy rõ những dấu hiệu này.
Một số triệu chứng nổi bật có thể nghi ngờ bệnh tăng huyết áp như:
- Bạn cảm thấy bị hoa mắt, nhức đầu, ù tai, và mất thăng bằng
- Thở nông
- Tình trạng chảy máu mũi
- Ngực có cảm giác đau, khó thở, tim đập nhanh
- Chóng mặt
- Mất ngủ
- Mắt nhìn mờ
- Mặt đỏ, nôn, buồn nôn
- Tiểu máu.
Huyết áp cao có uống tâm sen được không?

Tâm sen, một loại thảo dược được dân gian sử dụng để hỗ trợ sức khỏe, trong đó có việc điều hòa huyết áp. Tâm sen có khả năng chống oxy hóa, giúp hạ huyết áp thông qua việc có có thể làm cơ trơn thành mạch giãn, giảm nguy cơ thiếu máu cơ tim và rối loạn nhịp tim. Đồng thời, tâm sen cũng giúp cải thiện lưu lượng máu tuần hoàn động mạch vành. Nhờ thế giúp an thần và giảm đau ngực. Nên tâm sen có lợi cho người bị tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ, tâm sen không phải là thuốc chữa bệnh, không có khả năng trị dứt điểm bệnh huyết áp cao. Mà nó chỉ góp phần hỗ trợ, bạn cần phải điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Đặc biệt, nếu bạn đang bị cao huyết áp, đang có ý định thử dùng tâm sen, thì tốt nhất hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn.
Người mắc huyết áp cao có thể dùng trà tâm sen. Loại trà này góp phần cân bằng huyết áp, có lợi cho sức khỏe tim mạch, xoa dịu căng thẳng, giúp bạn ngủ ngon hơn.
Cách uống trà tâm sen hạ huyết áp

Bạn có thể tham khảo 2 cách sau:
- Dùng 3g tâm sen khô hãm cùng nước sôi khoảng 10 phút, sau đó uống 1- 2 lần/ ngày
- Sử dụng 4g tâm sen sao vàng, rồi cũng hãm với nước sôi và uống trong ngày
Lưu ý:
- Người bị huyết á thấp hay đang có vấn đề về tiêu hóa không nên tiêu thụ tâm sen
- Bạn có thể dùng tâm sen kết hợp hoa hòe, hạt muồng sao vàng hay sắc uống để tối ưu hiệu quả
- Liều lượng trên chỉ mang tính tham khảo, bạn cần xin hướng dẫn từ bác sĩ để có liều lượng, tần suất phù hợp với bản thân, việc lạm dụng có thể gây hại có sức khỏe
Tuy nhiên, tốt nhất là bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.
Dùng tâm sen cần lưu ý gì?
Một số lưu ý quan trọng bạn cần nhớ khi dùng trà tâm sen:
Chọn tâm sen ngon, chất lượng

Tâm sen để mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn cần mua tâm sen chất lượng, hãy mua từ các nhà cung cấp đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, tâm sen được chế biến sạch sẽ, đúng kỹ thuật và không chứa các chất độc hại hay hóa chất. Ưu tiên mua tâm sen vào đúng mùa vụ thu hoạch hạt sen, cũng như các vùng trồng sen hữu cơ.
Ai không nên dùng tâm sen?
Dưới đây là những đối tượng không nên dùng tim sen:
- Tim sen có tác dụng hạ huyết áp, do đó không phù hợp cho những người huyết áp thấp.
- Tim sen có tính hàn, nên những người có cơ địa hàn lạnh, tránh sử dụng tim sen
- Tim sen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, do đó nên tránh sử dụng tim sen khi đang mang thai hay đang cho con bú
- Trẻ nhỏ
- Người có chức năng thận suy giảm
- Người đang dùng thuốc an thần hoặc chống trầm cảm cũng không nên sử dụng tim sen
- Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
- Người rối loạn chức năng sinh lý
- Người suy dinh dưỡng, thể trạng yếu
Nếu bạn thuộc một trong những nhóm trên, hay đang có vấn đề về sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tâm sen để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
Cần sao vàng trước khi dùng

Tâm sen trước khi sử dụng cần phải sao vàng trước, điều này giúp loại bỏ bớt độc tố tự nhiên có trong tâm sen và giảm tính hàn, nhờ đó sản phẩm vừa giữu được hương vị tối ưu, khi sử dụng cũng đạt hiệu quả tốt hơn.
Không dùng tâm sen khi đói
Vì tâm sen có tính hàn, nó có thể gây ra tình trạng giảm áp lực máu. Nên nếu bạn đang bị mất nước, suy nhược hoặc đói bụng thì không nên sử dụng sản phẩm này. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu bất thường khi dùng tâm sen, bạn hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ.
Bảo quản tâm sen đúng cách

Để tâm sen thường sẽ được phơi hoặc sấy khô, hay sao vàng rồi mới đóng gói, khi mua tâm sen thì bản chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc nơi có độ ẩm cao.
Đậy kín bao bì, hay hộp sau mỗi lần sử dụng để tránh không khí tràn vào làm ẩm sản phẩm.
Sử dụng với liều lượng vừa phải
Mặc dù tâm sen có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn không được sử dụng quá nhiều, hãy dùng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thông tin khuyến nghị trên bao bì sản phẩm. Vì việc lạm dụng hoặc sử dụng tâm sen liên tục trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe.