Mô Hình Làm Tan – Thay Đổi – Làm Đông Của Lewin - Eduz.vn
Sử dụng để nhắc bạn rằng cần phải giảm sự kháng cự với thay đỏi của mọi người bằng cách thách thức (làm tan) những quan điểm đóng kín hiện tại của họ trước khi bắt tay vào triển khai sự thay đổi.
Kurt Lewin là ai?
Kurt Lewin (9/9/1890 – 12/2/1947).
- Ông là một nhà tâm lý học người Mỹ gốc Đức
- Còn được công nhận là “người sáng lập tâm lý xã hội” và là một trong những người đầu tiên nghiên cứu động lực nhóm và phát triển tổ chức
Nội dung
Lewin sử dụng sự tương đồng về sự thay đổi hình dạng của một khối băng từ hình lập phương sang hình nón để mô tả mô hình này:
- Làm tan khối băng hình lập phương (làm tan)
- Làm khuôn dạng mới (thay đổi)
- Làm đông cứng thành hình nón (làm đông)
Cách sử dụng
- Thách thức lại: Hãy chuẩn bị tinh thần thách thức lại những niềm tin, những giá trị và hành vi có thể ngăn chặn sự thay đổi.
- Cân nhắc: Hãy xác định những thay đổi bạn muốn và tại sao chúng lại cần thiết (trước khi làm tan)
- Linh hoạt: Chiến thắng với sự hỗ trợ của những nhân sự chủ chốt ở tất cả các cấp trong tổ chức bằng cách tạo ra lập luận thuyết phục và linh động thay đổi cho phù hợp với đối tượng.
- Cập nhật: Hãy cập nhật cho nhân viên về mọi bước tiến mới trong quá trình thay đổi.
- Lợi ích: Những lợi ích mà sự thay đổi mang lại là nhân tố thiết yếu trong việc thúc đẩy quá trình thay đổi diễn ra. Chỉ khi sự những sự thay đổi đã hình thành (đem đến lợi ích lâu dài cho tổ chức) thì mới bắt đầu tiến hành quá trình đông cứng.
Vận dụng
Thay đổi văn hóa tổ chức (văn hóa truyền thống sang văn hóa sáng tạo và linh hoạt).
Câu hỏi cần hỏi
- Để tạo ra một làn sóng thông tin tích cực về dự án, thành công sớm nào mà tôi có thể nêu gương như là những tin tốt lành cho cả nhân viên và tổ chức?
- Tôi sẽ dùng những câu trả lời nào để đấu tranh với những lập luận tiêu cực chống lại sự thay đổi từ phía người liên quan, nhân viên, đồng nghiệp và quản lý cấp cao?