Cách Chọn Trà Ô Long Đậm Đà Pha Chế Trà Sữa
Trà Oolong (hay còn gọi Ô long) là một loại trà có nguồn gốc đất nước Trung Hoa, tên gọi này được đặt theo hình dạng của trà sau khi đã được chế biến. Trà Ô Long là giống trà quý được làm từ cây chè (Camellia Sinensis).
Định nghĩa về trà ô long
Trà Oolong (hay còn gọi Ô long) là một loại trà có nguồn gốc đất nước Trung Hoa, tên gọi này được đặt theo hình dạng của trà sau khi đã được chế biến. Trà Ô Long là giống trà quý được làm từ cây chè (Camellia Sinensis), có xuất xứ từ Đài Loan.
Trà Oolong có quy trình chế biến phức tạp và đa dạng nhất. Trà Ô Long lên men thấp hay Ô Long xanh thường có độ lên men rơi vào khoảng 12-20%. Ô Long lên men cao hay Ô Long đen thì độ lên men có thể từ 40-80%. Tùy vào loại lên men trong thời gian dài hay trong thời gian ngắn, lên men nắng hay mát, ủ than hay không ủ than...
Hương vị trà ô long dịu nhẹ dễ uống, phù hợp nhiều đối tượng.
Trà Ô long có chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa. Trà xuất hiện ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ 20 tại Lâm Đồng và đến bây giờ vẫn đang được nhiều người ưa chuộng.
Cách chọn trà ô long đậm đà
Trà ô long tại Việt Nam có 4 loại chính, bao gồm: Tứ Quý, Thuý Ngọc, Thanh Tâm, Kim Huyên.
Trà ô long Thanh Tâm và Thuý Ngọc
Hai loại trà ô long này là những giống trà ô long chất lượng, do chúng đòi hỏi điều kiện trồng và chăm sóc khó khăn hơn. Trà ô long Kim Huyên và Tứ Quý thì dễ dàng tim mua được trên thị trường, lý do là trà Kim Huyên và Tứ Quý dễ trồng hơn so với trà Thanh Tâm và Thuý Ngọc.
Trà ô long Thanh Tâm là một giống chè quý được nhập khẩu cây giống từ Đài Loan, một khu vực nổi tiếng với trà ô long chất lượng cao. Cây chè được trồng trên cao nguyên Mộc Châu, nơi có độ cao 1 250m so với mặt nước biển, điều kiện khí hậu và đất đai thích hợp cho sự phát triển của cây chè.
Trà ô long Kim Huyên (ô long sữa)
Dòng trà này có hương bùi béo khá đặc biệt, có vị giống như sữa hay gạo nếp.
Hương trà Kim Huyên khá giống với lục trà ngon, nhưng loại trà này lại vị lại dịu nhẹ và dễ uống hơn so với lục trà ( còn gọi là trà xanh).
Trà Kim Huyên khi pha uống rất ngon. Nhưng khi pha trà sữa, hương bùi béo này lại cùng vị như sữa đặc và bột béo, nên việc dùng để pha với trà sữa lại không quá tối ưu, lý do là nó không tạo nên hương vị trà đặc trưng. Nhưng khi được chế biến thành dạng ô long rang thì lại là câu chuyện khác, lúc này trà sẽ có hương vị tuyệt hảo. Có hương vị của hạt rang và caramel.
Trà ô long Tứ Quý (Bốn Mùa)
Là giống trà ô long đặc trưng của Đài Loan, được thu hoạch cả bốn mùa vụ.
Vị đậm hơn nhiều so với các giống trà khác, là lựa chọn tốt cho trà sữa ô long đậm vị.
Như vậy, chọn giống trà phù hợp tùy thuộc vào khẩu vị và mục đích sử dụng, có thể là thưởng thức trà hoặc sử dụng trong các món pha chế đặc biệt.
Cách pha chế giúp trà ô long đậm đà hơn
Để làm cho trà sữa ô long đậm vị hơn, việc đầu tiên là bạn nên chọn loại trà ô long Tứ Quý để pha nước cốt trà dùng để pha với trà sữa, ngoài ra còn có một số phương pháp bạn có thể áp dụng:
Sử dụng cọng trà ô long
Thêm khoảng 10% cọng trà ô long vào cốt trà sẽ làm tăng độ đậm đà và đắng chát, do trong cọng trà có chứa thành phần catechin có hương vị khác biệt so với lá trà, nó đắng chát hơn nhiều so với lá trà.
Trộn thêm trà xanh Thái Nguyên
Bạn chỉ cần thêm khoảng 10% trà xanh Thái Nguyên vào cốt trà ô long, đây cũng là một cách để làm tăng vị đậm cho trà sữa. Trà Thái Nguyên thường được biết đến với độ đậm và hương vị đặc trưng, nên khi bạn kết hợp lại với nhau sẽ giúp trà có hương vị độc đáo hơn.
Xay nhuyễn lá trà
Sử dụng máy xay cà phê nhỏ để xay nhuyễn lá trà ô long. Quá trình xay nhuyễn giúp tan chất trà hòa vào trong nước hiệu quả hơn, làm cho trà trở nên đậm vị. Chọn cỡ xay khoảng kích thước 4 sẽ giúp trà đạt được độ đậm mong muốn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách này có nhược điểm là có thể làm lộ những hương vị không tốt của trà, như vị ngái nếu trà chưa được sấy đủ hoặc có mùi vừa tươi vừa tanh. Việc lựa chọn trà chất lượng và trà được sấy khô đạt tiêu chuẩn là quan trọng, để tránh những vị không mong muốn.
Hướng dẫn pha trà sữa ô long ngon và chuẩn vị
Để pha chế trà sữa ô long đậm đà và ngon bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Pha lượng trà nhiều hơn
Một cách đơn giản nếu muốn trà đậm đà thì chỉ cần thêm nhiều trà hơn trong khi pha. Nếu bạn dùng loại trà ô long bình dân, thì cách làm này giúp bạn cải thiện vị đậm đà của trà. Tuy nhiên, với dòng trà ô long cao cấp thì không cần thêm nhiều trà.
Bạn có thể pha với 1 lít nước với 50g, cũng tùy loại trà mà bạn pha có thể thay đổi liều lượng.
Không cần tráng trà ô long
Thông thường, các loại trà khi pha thường được tráng trà với nước nóng, sau đó lắc nhẹ trong 2-3 giây rồi người pha loại bỏ nước đầu này. Lúc tráng trà giúp loại bỏ các tạp chất, bụi trà nếu có.
Việc tráng trà là để trà nở, giúp lá trà được ngấm một ít nước, bước này giúp cho lúc pha trà, chất trà sẽ hòa tan vào nước nhanh và giúp trà ngon hơn, nước trà đẹp hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của việc tráng trà thì sẽ làm độ đậm đà của trà bị giảm nếu bạn không biết cách làm đúng, nên khi hãm trà bạn có thể dùng đũa khuấy nhẹ trà khoảng 10- 20 giây. Như vậy sẽ giúp trà nở và nước trà đậm đà và hấp dẫn hơn.
Hãm trà lâu
Khi pha trà ô long nếu bạn muốn vị trà đậm thì có thể hãm lâu hơn so với bình thường, khoảng 12- 15 phút. Còn nếu dùng trà ô long cao cấp thì bạn không cần hãm trà lâu hay dùng nước quá sôi để pha trà.
Với dòng trà không cao cấp thì hãm lâu sẽ giúp trà đậm vị hơn, do caffeine và catechin được hòa vào nước trà. Ngoài ra, khi hãm trà lâu còn làm bạn tỉnh táo hơn do có nhiều caffein nhưng vị trà cũng đắng hơn.
Pha đúng lượng nước
Những người yêu trà hẳn không thể không biết câu "nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh". Nghĩa là quan trong nhất là nước.
Trà ô long có thể dùng nước sôi, nước tinh khiết và nước đã lọc qua máy lọc nước để pha trà, tuy nhiên, không được dùng nước máy để pha trà nhé.
Đối với trà ô long, bạn cần dùng nước tinh khiết thì pha trà sẽ ngon, sau khi đun sôi nước xong thì tùy loại trà có thể mang pha luôn hoặc có thể chờ nước giảm nhiệt độ rồi mới pha.