Bào tử nấm linh chi là gì? Công dụng và cách dùng
Nấm linh chi là loài nấm có giá trị dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bào tử nấm linh chi là gì?
Nấm linh chi là một dược liệu quý được sử dùng từ xa xưa, nó có công dụng giải độc, lợi niệu, có lợi cho gan, kiện não, cường tâm...
Bào tử nấm linh chi là bộ phận nhỏ, mắt thường khó nhìn thấy được, bào tử này được phóng thích sau giai đạn sinh sản của nấm linh chi, nó tạo ra một lớp bụi mỏng, mịn, bám nhẹ trên bề mặt nấm và nó có màu nâu đỏ.
Bào tử nấm linh chi nó giống như tinh chất của nấm linh chi, nó có tính dược lý, chứa nhiều dưỡng chất, giúp bồi bổ sức khỏe và phòng bệnh tật. Cần những người có kỹ thuật cao và kinh nghiệm lâu năm thực hiện vì việc tách bào tử nấm linh chi và chiết tách sợi khuẩn ở bào tử không đơn giản, phức tạp và cần tỉ mỉ. Dưỡng chất này rất quý vì số lượng bào tử sau khi thu hoạch không nhiều.
Dịch uống của bào tử nấm linh chi mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bồi bổ cho người bị gan, suy nhược.
Ngoài ra, nấm linh chi được các nhà khoa học ở Nhật và Đài Loan nghiên cứu cho rằng nó còn hỗ trợ chống lão hóa, tăng tuổi thọ.
2 loại bào tử nấm linh chi phổ biến nhất
Bào tử nấm linh chi là một lớp bột mỏng, mịn hình thành và phát tán bào tử trong quá trình sinh sản, nó bám trên bề mặt nấm linh chi, với kích thước chỉ từ khoảng 5,5 – 10,2 μm, tuy nhiên con số này nhìn chung có cấu tạo tương tự nhau, nó cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại nấm, cũng như môi trường sinh trưởng.
Bào tử nấm linh chi về cấu tạo có 2 lớp kitin rất dày và cứng (0,7 – 1,2 μm), khó bị thủy phân. Do đó, hệ tiêu hóa của người khó hấp thu do thành phần hoạt chất của bào tử nấm linh chi. Vì vậy, người ta phương pháp phá hủy lớp kitin để giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Có 2 loại chính:
Bào tử nấm linh chi đã phá vách
Bào tử nấm linh chi đã phá vách là nấm linh chi đã được phá lớp vách cứng kitin, người ta dùng phương pháp như dùng máy nghiền cắt ly tâm tốc độ cao để bỏ lớp vỏ kép và phân giải enzyme bằng nhiệt siêu thấp.
Với phương pháp này giúp loại bỏ tới 98% phần vách, mà không ảnh hưởng đến chất lượng của bào tử nấm. Tuy nhiên, khi chế biến và bảo quản số lượng này bị giảm, chỉ còn thu lại được khoảng 70% so với khối lượng ban đầu.
Bào tử nấm linh chi chưa phá vách
Bào tử nấm linh chi chưa phá vách là bào tử nấm còn nguyên vỏ kitin. Do đó, cần đun sôi hãm 15 phút với nước để làm mềm lớp vỏ này. Sau khi uống, lớp vỏ này sẽ được acid trong dạ dày phá hủy, giúp cơ thể hấp thu những dưỡng chất trong bào tử nấm tốt hơn.
Tuy nhiên, cơ thể không hấp thu toàn bộ triệt để các hoạt chất này, lượng chất dư này cơ thể sẽ đào thải ra ngoài.
Phân biệt bào tử nấm linh chi và bột nấm linh chi
Thành phần hoạt chất
Nấm linh chi được nghiên cứu có chứa nhiều dược tính như:
- Bào tử nấm linh chi: Chứa khoảng 5549.2 ± 317.3 mcg/g Triterpenes
- Tai nấm linh chi: Chứa khoảng 2443.1 ± 45.6 mcg/g - 4441.2 ± 328.4 mcg/g Triterpenes
- Bảo từ nấm linh chi và tai nấm linh chi có hoạt chất Polysaccharide tương tự nhau
Hoạt chất sinh học ở trong tai nấm linh chi thấp hơn, trong bào tử nấm linh hơn khoảng 24% so với tai nấm linh chi. Tuy nhiên, hoạt chất này không quá cao, 24% này cần được bảo quản đúng cách, phá vách đúng kỹ thuật.
Mặc dù bào tử nấm cao hơn so với tai nấm linh chi, nhưng nó lại giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất dễ trong bào tử nấm khi đã được phá vách. Bên cạnh đó, bào tử nấm cũng tránh hao hụt chất dinh dưỡng trong việc bảo quản, chế biến như đun nước uống.
Hình dáng, màu sắc
Bột nấm linh chi được làm từ nấm linh chi, trong khi bào tử nấm linh chi là được tạo ra từ thể quả với kích thước rất nhỏ. Về hình thức thì chúng tương tự nhau, do đó nó cũng khó phân biệt được nếu nhìn bằng mắt.
Về đặc điểm bên ngoài bào tử nấm linh chi khác bột linh chi khác nhau ở những điểm sau:
Độ mịn:
- Bào tử nấm linh chi: Bột rất mềm và mịn, giống như phấn hoa
- Bột nấm linh chi: Bột không mịn như bào tử nấm, dùng tay sờ nhẹ thấy tơi, xốp như bột
Màu sắc:
- Bào tử nấm linh chi: Nâu đỏ
- Bột nấm linh chi: Nâu đậm hoặc nâu nhạt.
Sự tiện lợi
Tai nấm linh chi cần được sơ chế, hãm hay sắc để thu được các dưỡng chất, do đó bào tử nấm sẽ tiện lợi hơn. Bào tử nấm linh chi là loại có thể sử dụng trực tiếp mà không cần qua công đoạn sơ chế, còn loại bào tử nấm linh chi chưa được phá vách thì chỉ cần đun cùng nước từ 10 - 15 phút.Bên cạnh đó, bào tử nấm linh chi cũng dễ đóng gói, bảo quản, giúp tiếp kiệm chi phí, diện tích. Tuy nhiên, bạn cần bảo quản đúng cách để tránh làm hư hoặc thiếu hụt các dưỡng chất có trong bào tử nấm.
Công dụng của bào tử nấm linh chi
Trong Y học hiện đại và Y cổ truyền đều xem bào tử nấm linh chi là một dược liệu quý, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng chính của nấm linh chi:
Theo y học hiện đại
Bào tử nấm linh theo y học hiện đại nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ cho các hoạt động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể như hệ hô hấp, hệ miễn dịch, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn. Nhờ vậy, dược liệu này giúp giảm mệt mỏi, bảo vệ tim mạch, ổn định lượng đường trong máu, chống lại các gốc tự do gây hại...
Theo y học cổ truyền
Bào tử nấm linh theo Y học cổ truyền nó có công dụng tăng cường trí nhớ, giúp an thần, dưỡng tâm, dùng để bồi bổ can chi, sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, nó giúp nâng cao đề kháng, giúp ngủ ngon hơn, bồi bổ cơ thể cho người suy nhược, bổ can khí, cải thiện giấc ngủ...
Cách dùng bào tử nấm linh chi hiệu quả
Dưới đây là một số cách dùng bào tử nấm linh chi mà bạn có thể tham khảo:
- Pha cùng nước: Cho 1 thìa cà phê bột bào tử nấm linh chi pha cùng 300 - 500ml nước sôi, khuấy đều và sử dụng, bạn cũng có thể thêm đá lạnh, cần đảm bảo uống hết bào tử nấm
- Pha cùng rượu: Cho 1 thìa cà phê bột bào tử nấm linh chi pha cùng 350 - 400ml, lắc nhẹ là có thể thưởng thức, tuy nhiên cần chia ra uống, tùy vào sức khỏe mà uống cho phù hợp
- Đắp mặt nạ: Cho 1 thìa bào tử nấm linh chi hòa cùng sữa chua không đường, trộn đều và đắp mặt 15 phút
- Sắc cùng nhân sâm hoặc tam thất: Cho bột bào tử nấm linh chi sắc cùng tam thất hoặc nhâm sâm để tăng hương vị và công dụng
- Chế biến cùng các món ăn: Có thể thêm bột bào tử nấm linh chi vào các món canh, súp, hầm, cháo...
Lời kết
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu thêm về bào tử nấm linh chi và sử dụng hiệu quả nhất.