Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử
Ước tính thương mại điện tử Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 25% và xuất khẩu trực tuyến đang dần trở thành một xu hướng.
Xuất khẩu trực tuyến đang dần trở thành một xu hướng
Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2023, bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cùng với nhiều yếu tố bất lợi trong nước đã tác động tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế và thương mại Việt Nam, đặc biệt là những tháng cuối năm 2022 và kéo dài sang năm 2023. Tuy nhiên, tiếp tục hai làn sóng tăng trưởng trước đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) ước tính thương mại điện tử Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD.
Cụ thể, VECOM đã chỉ ra, hai dấu ấn quan trọng nhất của thương mại điện tử hiện nay có thể kể đến là: Người tiêu dùng mua nhiều hơn, giá trị mua hàng càng ngày càng cao lên; Đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn.
Đánh giá về quá trình thích ứng chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết, thương nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử đã tích cực chuyển đổi số. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử. Xuất nhập khẩu trực tuyến cũng được đánh giá là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Xu hướng Omni shopper (người mua sắm đa kênh)
Đề cập về giải pháp, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho hay, trước bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã năng động ứng dụng các giải pháp kinh doanh online thông qua thương mại điện tử, mở rộng kênh tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước với mức chi phí thấp và hiệu quả cao. Lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến cũng đang dần trở thành một xu hướng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong ngành thời gian vừa qua.
Nhận định thêm, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp và các nhà bán lẻ cùng thống nhất rằng, kinh doanh trực tuyến sẽ không giới hạn và thay đổi rất nhanh, do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao nhận hàng hóa, mà còn phải nắm chắc tâm lý khách hàng, sử dụng linh hoạt các chiêu thức tiếp thị hiệu quả nhằm thu hút khách hàng hướng đến những sản phẩm có thế mạnh.
Các yếu tố quan trọng khiến người tiêu dùng quan tâm khi mua sắm online bao gồm giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và độ tin cậy của website thương mại điện tử. Bên cạnh đó, một số người dùng thích mua hàng từ website nước ngoài do giá cả rẻ hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, thương hiệu nước ngoài và yêu cầu đặc biệt khi mua hàng online.
Mặc dù một số người lo ngại về vấn đề an toàn và bảo mật trên mạng, tỷ lệ người dùng tiếp tục mua sắm trực tuyến trên các kênh vẫn còn rất cao. Do đó, không có nghi ngờ gì về tầm ảnh hưởng của người mua sắm đa kênh trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Điều này cũng cho thấy, cánh cửa về thương mại điện tử xuyên biên giới luôn rộng mở đối với các doanh nghiệp.
Những lưu ý dành cho Doanh nghiệp khi lựa chọn nền tảng thương mại điện tử
Doanh nghiệp cần lựa chọn nền tảng thương mại điện tử thích hợp để xây dựng trang web kinh doanh. Trong đó, cần xác định rõ 5 yếu tố trước khi xây dựng một trang web thương mại điện tử riêng:
- Quy mô
- Ngân sách
- Mục đích, yêu cầu
- Khai thác triệt để tính năng nền tảng
Để thiết lập một nền tảng thương mại điện tử thích hợp, doanh nghiệp cần đảm bảo nhà cung cấp hiểu hoạt động kinh doanh trực tuyến và nắm bắt được các kịch bản kinh doanh. Từ đó, tạo ra các trải nghiệm thú vị trong cửa hàng trực tuyến như có thể làm trong cửa hàng truyền thông. Đồng thời, cần xem xét liệu hành trình của khách hàng có được thực hiện hay không và cần xác định doanh thu lớn không phải là mục tiêu; tập trung nhiều hơn vào việc nhận thức và vận hành.
Nguồn: Congthuong.vn