Thuyết Kỳ Vọng Của Vroom
Sử dụng thuyết này để hiểu tại sao mọi người lại phản ứng với những yêu cầu hay lời hứa nhất định trong công việc theo cách của họ.
I. Tác giả
- Ông Victor Harold Vroom (sinh ngày 9 tháng 8 năm 1932, mất ngày 26 tháng 7 năm 2023) là một nhà tâm lý học người Canada và giáo sư trường kinh doanh tại Trường Quản lý Yale. Ông nổi tiếng với nghiên cứu về lý thuyết kỳ vọng về động cơ (Expectancy Theory of Motivation), trong đó ông giải thích tại sao con người chọn theo đuổi những hành động cụ thể và ưa thích những mục tiêu hoặc kết quả cụ thể hơn trong tổ chức, đặc biệt trong quá trình ra quyết định và lãnh đạo
2. Nội dung lý thuyết
Victor Vroom cho rằng một cá nhân sẽ hành xử theo một cách nhất định dựa trên niềm tin (kỳ vọng) rằng một hành động cụ thể sẽ đưa đến một phần thưởng mong muốn (hấp lực) một khi hành động được hoàn tất (phương tiện).
Ông diễn đạt lý thuyết kỳ vọng của mình về động lực theo công thức toán học: Động lực = Hấp lực x Kỳ vọng x Phương tiện. Nếu có bất cứ nhân tố nào trong ba nhân tố này bằng không, kết quả chung sẽ là không, và không có động lực gì hết.
3. Cách sử dụng
Đừng loại bỏ thuyết của Vroom chỉ bởi mọi người không phân bổ điểm cho những khái niệm như hấp lực, kỳ vọng và phương tiện một cách có ý thức, và nếu họ làm vậy làm thế quái nào mà bạn, nhà quản lý, có thể đoán được những chỉ số đó là bao nhiêu?
4. Vận dụng
Để vận dụng thực tiễn thuyết Kỳ vọng của Vroom vào kinh doanh, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Phân tích và Đánh giá: phân tích môi trường làm việc và đánh giá xem nhân viên có tin tưởng rằng họ có khả năng đạt được mục tiêu thông qua nỗ lực của mình hay không.
- Xác định Phần Thưởng: Xác định những phần thưởng mà nhân viên coi trọng và đảm bảo rằng họ hiểu rõ việc đạt được mục tiêu sẽ dẫn đến phần thưởng đó.
- Liên kết Mục Tiêu và Phần Thưởng: Tạo ra một hệ thống mà ở đó việc đạt được mục tiêu cụ thể sẽ dẫn đến việc nhận được phần thưởng đã xác định.
- Giao Tiếp và Hỗ Trợ: Duy trì giao tiếp thường xuyên với nhân viên về mục tiêu, kỳ vọng, và cách thức đạt được chúng. Cung cấp sự hỗ trợ cần thiết như đào tạo, nguồn lực, và hướng dẫn để họ có thể đạt được mục tiêu.
- Đánh Giá và Điều Chỉnh: Thường xuyên đánh giá hiệu suất và điều chỉnh kế hoạch kỳ vọng dựa trên kết quả và phản hồi từ nhân viên.
5. Câu hỏi của bạn
- Câu 1: Nhân tố nào (nếu có) trong 3 nhân tố hấp lực, kỳ vọng, phương tiện mà tôi và nhân viên của tôi cho điểm bằng không ?
- Câu 2: Ngay cả nếu không có điểm không nào, tôi có thể làm gì để cho nhân viên thấy rằng kết quả làm việc tốt sẽ được công nhân và khen thưởng ?