Đi Ngoài Ra Bọt Là Bệnh Lý Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Đi ngoài ra bọt với các hiện tượng phân lỏng, nát, bọt nước, không thành khuôn là hiện tượng tiêu hóa phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, ít người biết được đây là dấu hiệu của bệnh lý gì? Nhìn triệu chứng bên ngoài, nhiều người đơn giản nghĩ rằng đây là hiện tượng tiêu chảy. Tuy nhiên, hãy để bác sĩ hé lộ những lý do bất ngờ gây ra đi ngoài ra bọt.
Hiện tượng đi ngoài ra bọt ở người lớn?
Đi ngoài hay tiểu tiện là một hoạt động trong quá trình tiêu hóa, bài tiết của con người. Thông thường, một người khỏe mạnh đi ngoài có dạng phân khuôn mềm, ổn định, không quá lỏng cũng không quá cứng. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng đi ngoài ra bọt, có thể người lớn đang gặp những vấn đề sau:
1. Vì sao sao người lớn lại đi ngoài ra bọt?Nóng trong người
Nhiều người nhầm lẫn giữa đi ngoài ra bọt, phân lỏng với hiện tượng tiêu chảy. Đây là một sai lầm bởi đi ngoài ra bọt là dấu hiệu bạn đang bị nóng trong người. Có thể do cơ địa, ăn đồ ăn nóng hoặc thức khuya nhiều, tác dụng phụ của việc dùng thuốc tây.
Nóng trong người khiến hiện tượng phân sủi bọt nhiều hơn, cơ thể nóng lên. Để cải thiện tình trạng nóng trong người, người bệnh nên bổ sung chất xơ cũng như uống nước để làm mát cơ thể.
2. Người lớn đi ngoài ra bọt phải làm sao?
Với hiện tượng đi ngoài ra bọt ở người lớn, cơ địa do nóng, các yếu tố do bệnh lý, tâm lý, người bệnh cần cải thiện theo nguyên nhân:
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Nên sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ như rau quả, ăn đồ mát, uống nhiều nước. Tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ gây khó khăn trong việc tiêu hóa, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Nghỉ ngơi, giảm stress: Người bệnh bị stress cần nghỉ ngơi, thư giãn, vận động để cải thiện tâm trạng, không làm việc quá sức.
- Bổ sung men tiêu hóa, bổ sung chất điện giải, nước để cải thiện đường ruột
- Ăn các thực phẩm chín, không tiêu thụ thực phẩm sống, ngăn các vi khuẩn, virus có hại tấn công
- Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, tránh các bệnh về đường tiêu hóa
- Hạn chế các thực phẩm có tính nóng.
3. Chữa đi ngoài ra bọt ở người lớn
Theo thống kê của các chuyên gia, thì tỷ lệ người lớn đi ngoài ra bọt ở nước ta không hề thấp, hậu như người bệnh chưa biết cách khắc phục bệnh. Mọi người đều nhầm tưởng đó là bệnh tiêu chảy vì thế khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn:
Đối với trường hợp bình thường:
Trong trường hợp này người bệnh ngày đi ngoài từ 1 – 2 lần không kèm theo các triệu chứng đau bụng, sút cân,… Trong trường hợp này bạn không cần phải lo nhé, vì chỉ cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi phân sẽ ổn định trở lại.
Đối với trường hợp bất thường
- Trường hợp đi ngoài kéo dài, diễn ra liên tục, kèm theo các hiện tượng đau bụng, sút cân, mệt mỏi,…bạn tuyệt đối không được chủ quan
- Đối với trường hợp người lớn đi ngoài ra bọt do rối loạn tiêu hóa thì người bệnh chỉ cần sử dụng PQA Nhuận tràng, PQA Hương Sa Lục Quân,…
- Còn đối với trường hợp nặng hơn là đi ngoài kèm lẫn máu thì sẽ cần kết hợp thêm sản phẩm do các sự điều chỉnh của các dược sỹ Dược Phẩm PQA để hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh, tránh bệnh diễn biến phức tạp hơn.
Hiện tượng đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh và trẻ em cũng là đối tượng thường mắc hiện tượng đi ngoài ra bọt. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non kém, do đó, không thể tránh khỏi những vấn đề về tiêu hóa. Phân của bé sơ sinh thường lỏng, vàng sệt. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng có bọt nước, chất nhầy chứng tỏ có các vấn đề về tiêu hóa.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt
Các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt có thể do nhiều yếu tố:
- Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Ở trẻ nhỏ, đường ruột và hệ tiết niệu còn chưa phát triển hoàn thiện, do đó dẫn tới hiện tượng đi ngoài ra bọt. Nguyên nhân này có thể do đồ ăn, sữa uống, các thức ăn chưa được tiêu hóa hết.
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Nhiễm khuẩn đường ruột là do các vi khuẩn tấn công đường tiêu hóa của trẻ. Điều này có thể kèm theo tiêu chảy, bé bị sốt, chuột rút.
- Dị ứng sữa: Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh khi chưa ăn dặm ngoài sữa mẹ còn là sữa công thức. Sữa công thức có thành phần không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa, lẫn máu trong phân. Dị ứng còn gây ra phát ban, sởi, sưng ngứa,…
- Hội chứng kém hấp thu: Kém hấp thu là tình trạng ở nhiều trẻ, thức ăn hấp thụ vào không được hấp thụ hết dinh dưỡng, gây vấn đề về tiêu hóa, đi ngoài.
- Chế độ ăn uống của mẹ cho con bú: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh. Nếu mẹ tiêu thụ các thực phẩm nóng cay, khó tiêu cũng gây nóng trong cho bé sơ sinh và gây đi ngoài ra bọt.