Mô Hình Lập Kế Hoạch - Triển Khai - Kiểm Tra - Hành Động (PDCA) Của Shewhart - Eduz.vn
Sử dụng mô hình này làm căn bản cho bất cứ sự kiện thay đổi nào.
1. Vài nét về Walter Shewhart
- Kiểm soát tính kinh tế chất lượng sản phẩm, được coi là lời giải thích thấu đáo và hoàn chỉnh về nguyên lý cơ bản của kiểm soát chất lượng.
- Cuốn Phương pháp thống kê từ quan điểm kiểm soát chất lượng. Trong cuốn sách này lần đầu tiên ông thảo luận về khái niệm giải quyết vấn đề. Khái niệm này cuối cùng trở thành nền tảng cho chu trình: lập kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - tiến hành, quy trình 4 bước để cải tiến chất lượng.
2. Nội dung lý thuyết
Walter Alter Shewart phát triển mô hình của mình vào những năm 1930 và nó có thể áp dụng cho vô số những hoàn cảnh kinh doanh khác. Quy trình vòng khép kín của Shewhart là một phương pháp có hệ thống nhấn mạnh rằng bất cứ một sự thay đổi nào đối với hệ thống hoặc quá trình, dù lớn hay nhỏ, đều phải trải qua bốn giai đoạn.
Quy trình này giúp các nhà quản lý dự đoán và giải quyết các vấn đề một cách có cấu trúc, có nguyên tắc, logic và tuân theo trình tự nhất định.
3. Cách sử dụng
Để áp dụng mô hình PDCA (Plan-Do-Check-Act) của Shewhart, chúng ta thực hiện các cách sau:
4. Vận dụng thực tiễn
Mô hình PDCA (Plan-Do-Check-Act) của Shewhart là một trong những công cụ quản lý chất lượng phổ biến và được nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng. Dưới đây là một số doanh nghiệp và tổ chức nổi bật đã áp dụng mô hình PDCA vào thực tiễn:
- Toyota là một trong những doanh nghiệp nổi tiếng nhất trong việc áp dụng mô hình PDCA vào quy trình sản xuất và quản lý chất lượng. Hệ thống sản xuất Toyota (Toyota Production System) sử dụng PDCA để liên tục cải tiến và tối ưu hóa các quy trình sản xuất.
- Honda cũng sử dụng PDCA trong quản lý sản xuất và cải tiến liên tục. PDCA giúp Honda duy trì chất lượng sản phẩm và nâng cao hiệu suất làm việc.
- Samsung sử dụng PDCA trong quy trình phát triển sản phẩm và quản lý chất lượng để đảm bảo rằng các sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao và kỳ vọng của khách hàng.
- Toyota, Honda, Nestlé, General Electric, Samsung, Ford Motor Company, Sony, Starbucks..
Những doanh nghiệp này đã áp dụng mô hình PDCA một cách thành công, cho thấy tính hiệu quả và sự linh hoạt của mô hình này trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau.
5. Câu hỏi của bạn
- Câu 1: Kế hoạch của tôi cụ thể/thực tế ở mức độ nào?
- Câu 2: Kế hoạch của tôi có khả thi với các kỹ năng và nguồn lực sẵn có dành cho tôi không?