Thuyết Ma Trận OK Của Earnst
Sử dụng để hiểu cảm giác về chính mình và về người khác tác động thế nào tới công việc của bạn.
Franklyn Ernst là ai?
Franklin H. Ernst, Jr., MD (21/12/1923 – 16/6/2009)
Ông là bác sĩ chuyên về tâm thần học. Ông đã từng học tại Đại học California (Berkeley) và sau đó vào Học viện Y khoa của Đại học California (San Francisco). Ông tốt nghiệp vào năm 19461 và trở thành chuyên gia được chứng nhận trong lĩnh vực tâm thần học và thần kinh học vào năm 1953.
Đặc trưng của bốn phần tư
- Tôi OK với chính mình – Tôi không OK với bạn: Đây là tình huống đặc trưng bởi sự giận dữ và bạn cố gắng bắt buộc người kia và/hoặc cố gắng chứng tỏ mình tốt hơn người kia.
- Tối không OK với chính mình – Tôi OK với bạn: Phần tư đặc trưng bởi cảm giác bản thân thiếu giá trị và sợ hãi, và sẵn sàng cho phép người kháv có được điều gì họ muốn.
- Tôi OK với chính mình – Tôi OK với bạn : Đây là tình huống hài hòa vui vẻ đặc trưng bởi mối quan hệ hợp tác và có tính xây dựng.
- Tôi không OK với mình – Tôi không OK với bạn: Phần tư kinh khủng và bạn cần phải thoát khỏi nó ngay trước khi bạn rơi vào trạng thái trầm cảm và tự ghét chính bản thân mình.
Cách sử dụng
- Thành thật: Xác định bạn đang ở đâu trong mô hình này.
- Xác định: Xác định cảm giác của bạn dành cho người khác và xác định quan điểm của bạn trên thang đo.
- Vị trí đúng trên mô hình: Nhận ra rằng vị trí của bạn trên mô hình và cách bạn cảm nhận về bản thân mình và người khác có thể thay đổi hàng ngày.
- Thay đổi quan điểm: Nếu bạn không OK với người đó, bạn cần phải thay đổi quan điểm và chấp nhận người đó là chính họ: một con người không hoàn hảo.
- Hài lòng với chính mình: Bạn cũng không hoàn hảo – vì vậy cho bản thân nghỉ ngơi và đừng đặt ra những tiêu chuẩn mà bản thân không thể đạt được.
- Hành động và thách thức: Hãy hành động và đặt ra thách thức bản thân sự tự tin khi tôi chưa hài lòng với bản thân!
- Tích cực: Thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những cuộc tự thoại tích cực (như thay thế từ “không thể” thành từ “có thể” hoặc “tại sao không”).
- Giá trị bản thân: Khi bạn cảm thấy giá trị bản thân tăng, thì giá trị bạn gán cho người khác cũng gia tăng.
Vận dụng
Cho bản thân - Nếu bạn đang cảm thấy không ổn, áp lực, gặp khó khăn trong cuộc sống:
- Nhận biết và đánh giá: Đầu tiên, bạn cần cảm nhận, nhận biết và đánh giá bản thân có đang “OK” không?
- Phản ánh và điều chỉnh: nếu bạn phát hiện rằng mình thường xuyên nhìn nhận bản thân không “OK”, hãy phản ánh và cố gắng điều chỉnh/cải thiện cách nhìn nhận đó bằng việc mọi thức đang sinh ra/xảy ra đều đáng được tôn trọng
- Suy nghĩ - thực hành tích cực: Cố gắng thực hành bằng cách nhìn nhận bản thân và suy nghĩ một cách tích cực hơn. Ví dụ: khi bạn gặp khó khăn, hãy nhớ rằng bạn “OK” và vấn đề đó sẽ có cách giải quyết
Câu hỏi tương
- Ai là người đã nói với tôi rằng tôi không giỏi? Bố mẹ tôi, một giáo viên hoặc sếp của tôi?
- Họ có quyền gì đối với tôi hôm nay? Rõ ràng là không có. Vậy tại sao tôi lại bị ảnh hưởng bởi những điều họ nói?