Trị Hăm Tã Bằng Trà Xanh Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
Nước trà xanh thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, tương tự nước trà tươi khi pha trà. Tùy theo các dòng trà xanh mà hương vị có thể thay đổi, nhưng vị giống trà tươi là hương vị phổ biến nhất. Với hương thơm dịu nhẹ từ lúa non hay cốm non, ngọt bùi, chát và hậu vị ngọt khi thưởng thức.
Lý do trẻ bị hăm tả
Hăm tã là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện ở vùng mông và bẹn, gây đỏ, đau và rát. Tình trạng này không chỉ làm trẻ khó chịu, làm trẻ quấy khóc, chất lượng giấc ngủ kém... Nếu không xử lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của bé trong những năm đầu đời.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây hăm tã ở trẻ:
- Dị ứng chất liệu làm tã, khăn giấy ướt: Sử dụng tã hoặc khăn giấy ướt chứa chất liệu gây dị ứng có thể là một nguyên nhân.
- Dị ứng hóa chất trong tã, giấy: Một số hóa chất được sử dụng để tạo mùi thơm cho tã và giấy cũng có thể gây dị ứng và kích ứng da.
- Nhiễm trùng hoặc nấm: Da ẩm ướt và bị dơ do nước tiểu/phân có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm và vi trùng. Nếu không được làm sạch thì chúng sẽ gây hại cho da của trẻ
- Da quá nhạy cảm: Làn da non nớt của trẻ sơ sinh dễ bị kích ứng khi thường xuyên đeo tã. Đeo tã cũng làm hầm hơi, đổ mồ hôi, hăm da.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác có thể gây hăm tã:
- Tã giấy cứng: Chất liệu của tã thô ráp có thể gây chà xát và kích ứng da nhạy cảm của bé.
- Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải: Sử dụng các sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé.
- Quần lót bằng nhựa: Sử dụng quần lót có chất liệu nhựa có thể làm tăng độ ẩm và gây hăm tã.
Trà xanh có tác dụng gì trong việc điều trị hăm tã?
Từ thời xa xưa, trà xanh đã được biết đến với những lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với tim và não. Ngoài ra, trà xanh còn là một nguyên liệu phổ biến trong việc chăm sóc da và điều trị các vấn đề da, bao gồm cả việc dùng trà xanh trị hăm tã.
Theo tài liệu y dược học, trà xanh chứa các dưỡng chất như tanin, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, polyphenol,... đây đều là những thành phần có tác dụng tích cực đối với làn da. Việc sử dụng trà xanh để trị hăm tã cũng được cho là an toàn đối với làn da mỏng manh, non nớt của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo nhiều phương pháp trị hăm tã bằng trà xanh, bao gồm:
- Nấu nước lá trà xanh tươi để tắm.
- Lá trà xanh tươi, rửa sạch, sau đó giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt và thoa nhẹ lên vùng da bị hăm của bé.
- Hãm trà xanh khô và rửa vùng da bị hăm.
Trong số những cách trên, việc nấu nước lá trà xanh tươi để tắm cho bé được coi là phương pháp dễ thực hiện và hiệu quả nhất, được các mẹ ưa chuộng nhiều nhất. Cách làm này đảm bảo vệ sinh, an toàn hơn cho trẻ, tránh những vấn đề có thể xuất phát từ việc giã lá trà không đảm bảo vệ sinh từ cối giã đến khăn lọc. Hơn nữa, việc nấu nước tắm không tốn nhiều thời gian như cách giã lá lấy nước dùng.
Cách dùng lá trà xanh tắm trị hăm tã
Bạn có thể tham khảo cách làm này để cải thiện tình trạng hăm tả nhẹ của trẻ, tuy nhiên cũng nên tham khảo bác sĩ nếu trường hợp của trẻ nặng.
Nguyên liệu
- Lá trà xanh tươi 100g
- Nước 1 lít
- Khăn màn sạch.
Các bước tiến hành
Cách làm như sau:
- Lá trà xanh tươi chọn mua những lá xanh tươi, sau đó mang đi rửa sạch, để ráo và dùng tay vò nhẹ
- Cho một lít nước vào nồi sạch, cho lên bếp đun sôi, để nước sôi 1- 2 phút thì tắt bếp, để cho nước nguội
- Bỏ lá ra ngoài, lấy phần nước
- Lấy nước đó cho vào chậu, nếu có cặn thì đổ bỏ
- Dùng khăn màn lau và tắm cho bé, cũng có thể cho bé ngồi hẳn vào chậu và tắm
- Sau đó, dùng khăn lau khô người cho trẻ, cho trẻ mặc đồ để tránh trẻ bị lạnh
Có thể áp dụng phương pháp này nhưng nên dùng nước ấm, không để nước quá lạnh hoặc quá nóng.
Dùng lá trà xanh trị hăm tả bao lâu mới khỏi?
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng hăm tã và cơ địa của bé, thời gian hồi phục có thể thay đổi:
Hăm tã nhẹ
- Tình trạng không có mụn mủ sần sùi. Có thể tắm trị hăm tã bằng trà xanh mỗi ngày một lần.
- Sau khoảng ba ngày thực hiện, tình trạng hăm tã ở trẻ sẽ dần có chuyển biển tốt
- Tiếp tục đều đặn tắm bằng trà xanh từ 3 – 4 lần/tuần sau khi vùng da bị hăm được cải thiện để giúp bé hồi phục hoàn toàn.
Hăm tã nặng hơn
- Tắm nước trà xanh 2 lần/ngày.
- Duy trì tắm khoảng 7- 14 ngày để thấy rõ sự cải thiện.
- Kết hợp với việc sử dụng các loại kem trị hăm tã, kem dưỡng ẩm, và các sản phẩm chăm sóc da khác dành riêng cho bé, cho đến khi bé hoàn toàn khỏi bệnh.
Quan trọng nhất là sự kiên nhẫn và đồng hành chặt chẽ với phương pháp điều trị đã chọn. Nếu tình trạng không cải thiện, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo điều trị và chăm sóc cho trẻ.
Lưu ý khi dùng trà xanh trị hăm tã
Việc sử dụng trà xanh trong điều trị hăm tã ở trẻ đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mẹ cần biết:
Chọn lá trà chất lượng
- Chọn lá trà xanh có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chứa thuốc sâu hay thuốc hóa học.
- Chọn lá trà xanh to, không bị sâu, rách, hay dập nát.
Rửa sạch lá trà
- Rửa lá trà thật sạch trước khi nấu để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Kiểm tra dị ứng
- Thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi áp dụng trên vùng da bị hăm để tránh dị ứng.
- Nếu trẻ đang có vết loét hoặc hăm nặng, nên sử dụng nước tắm thảo dược và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Kết hợp các phương pháp khác
- Khi tắm bé bằng nước lá trà xanh, kết hợp với việc sử dụng kem trị hăm, kem dưỡng ẩm để mang lại hiệu quả tốt nhất
- Luôn chọn quần áo làm từ chất liệu cotton để giữ da bé sạch sẽ, khô thoáng, và tránh gây ngứa ngáy.
- Nếu có thể nên hạn chế dùng bỉm khi trẻ đang bị hăm, đặc biệt là tình trạng hăm nặng
- Thay tã bỉm thường xuyên, đặc biệt khi trẻ bị hăm tã nhẹ.
- Cắt móng tay sạch sẽ để tránh trẻ tự gãi và làm tổn thương vùng da bị hăm.
- Tránh sử dụng các loại nước tắm hóa học có chứa chất tẩy rửa, xà phòng tạo bọt gây kích ứng da bé.
Tóm lại, để an tâm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.