Danh Sĩ Đặng Lưu : Một Nho Sĩ Mang Chí Hướng Giáo Dục
Đặng Lưu sinh năm Nhâm Dần (1842) thời Thiệu Trị, trong một gia đình nho học, từ người cha là một nho sĩ cáo quan về mở trường dạy học và làm thuốc chữa bệnh, tại làng xã Thời Thượng, Tổng Hạ, Huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn ( nay là xã Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình định ), ông có một người anh là Ðặng Lang và một người em là Ðặng Bình.
Nho sĩ uyên bác
Đặng Lưu sinh ngày 28 tháng 5 năm 1842 tại làng xã Thời Lượng, Tổng Hạ, Huyện Tuy Viễn, nay thuộc xã Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định, trong một gia đình có truyền thống nho giáo.
Do chiến tranh loạn lạc liên tục, gia phả bị thất lạc, ngoài một ít thông tin được lưu giữ trong sổ tay của dòng họ Đặng – Nhơn Thành – An Nhơn và những tư liệu Hán Nôm khác liên quan tới Đặng Lưu còn đến nay không nhiều, chỉ có tương truyền của người địa phương rằng Ðặng Lưu là dòng dõi con cháu họ Đặng thôn Phú Gia thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ngày nay (hiện nay vẫn còn từ đường tại Phú Gia),.
Đặng Lưu sinh năm Nhâm Dần (1842) thời Thiệu Trị, trong một gia đình nho học, từ người cha là một nho sĩ cáo quan về mở trường dạy học và làm thuốc chữa bệnh, tại làng xã Thời Thượng, Tổng Hạ, Huyện Tuy Viễn, phủ An Nhơn ( nay là xã Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn , Tỉnh Bình định ), ông có một người anh là Ðặng Lang và một người em là Ðặng Bình. Cả ba anh em đều theo đuổi nho học. Ðặng Lưu xuất sắc hơn anh em trong gia đình và các bạn đồng trường. Ông có tư chất thông minh, học đâu hiểu đó, ngay từ nhỏ Đặng Lưu đã thông thuộc “tứ thư”, “ngũ kinh” từ người cha, có tư tưởng kháng Pháp đã từ quan, nhờ thế trong các kỳ khảo hạch để tuyển thí sinh, Ðặng Lưu đã được các danh sĩ địa phương công nhận là “xác hữu thực học”. Khoa thi Hương năm Đinh Mão (1867) tại trường thi Bình định, Đặng Lưu vào đến trường, ai ai cũng đinh ninh rằng Đặng Lưu sẽ đỗ đạt cao. Nào ngờ vì chép đề thi thiếu mất một chữ mà phải lạc đề, Ðặng Lưu không ngờ mình lại vô duyên với trường ốc như thế.
Thấy con đường khoa cử bất trắc, không toại nguyện, thỏa chí, hơn nữa Đặng Lưu chịu ảnh hưởng của tinh thần Nho học từ gia đình, là không quá chú trọng tới chuyện phú quý, công danh, quan tâm nhiều hơn tới cốt cách tinh thần, “ Học để làm người”. Cụ không đi thi nữa mà ở nhà mở trường dạy học, rồi kết bạn và chơi thân thiết nhiều bậc văn hóa, trí thức nổi tiếng thời đó như Cao Văn Tuấn (Tuy Phước) đậu thủ khoa, Lê Đăng Đệ thủ khoa, Nguyễn Tạo cử nhân nhì, kỳ thi năm 1867, (Phù Cát, giáp ranh xã Nhơn Thành). Trong thời kỳ này không ít bậc khoa bảng Bình Định mặc dù đỗ đạt cao, nhưng không màng danh lợi chốn quan trường, mà chọn cuộc sống dân dã nơi bản quán, dạy học, làm thuốc trong cảnh điền viên thanh bạch. Chính các cụ là những người hướng dẫn dư luận xã hội, đứng về phía nhân dân chống cường quyền, áp bức, bất công. Cũng có người làm quan, nhưng cương trực, khí khái “tâm bất phục, khẩu bất phục” can tội chống đối triều đình, bị giáng chức, miễn chức như Tuần vũ Lê Văn Chân (Phù Mỹ), Tri phủ Trần Văn Chánh (Hoài Ân), Tri huyện Trần Đức Tú, Nguyễn Văn Thạch (Tuy Phước), Ngự sử Trần Kinh Vĩ (Phù Cát), Ngự sử Trần Văn Quang (Hoài Ân, anh ruột Trần Văn Chánh)… Lại có những sĩ phu hào kiệt tỏ rõ thái độ phản kháng quyết liệt, lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại giai cấp thống trị và chế độ đương thời, như Mai Xuân Thưởng, Hồ Sĩ Tạo, Lê Chuân…
Dù là một Nho sĩ uyên bác nhưng ông không hề quên cội nguồn nhà nông của mình, nên suốt cuộc đời ông vẫn luôn gắn bó giữa sự nghiệp tri thức với công việc nhà nông, nói gọn hơn là một kẻ sĩ làm nông, đó cũng là một nét đặt biệt nơi ông, ít có ở nhiều nhà Nho khác.
Có thể nói thầy đồ Đặng Lưu đã có công rất lớn, đào tạo một loạt nho sinh, sau này có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của Huyện nhà thời bấy giờ, nên học trò khắp nơi trong Huyện nghe tiếng đã tìm đến xin được thụ giáo thầy từ thế hệ này tiếp nối thế hệ khác. Ông đã phát huy được trí thông minh sáng tạo của lớp học trò trẻ tuổi, giúp họ đoạt được nhiều ý nguyện. Cho tới nay, có rất ít tài liệu, sách vở đề cập tới thầy đồ Đặng Lưu, song sự nghiệp giáo dục của ông lại hết sức vẻ vang, nhiều thế hệ học trò trong vùng từ đây ra đi mọi miền. Trong thời gian dạy học, ông là người yêu nước thương dân, đã từng ủng hộ và hướng nhân dân địa phương đứng lên chống Pháp, ông đã truyền cảm đến học trò những tư tưởng tiến bộ của thời đại và đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời họ. Tương truyền trong số học trò do thầy đồ Đặng Lưu đào tạo, sau này có rất nhiều người thi đỗ đạt cao như : Lê Đức Dĩnh, Phù cát Bình Định, nhiều người được bổ làm quan Huấn đạo thời bấy giờ, nhiều người hay chữ nổi tiếng trong vùng và có những người đã trở thành những nhà nho, nhân sĩ yêu nước.
Nhiều cháu chắt, các thế hệ sau của ông đã tham gia cách mạng trước và sau năm 1945, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và ngày nay đang tích cực đóng góp công sức và trí tuệ xây dựng quê hương đất nước. Trong thời gian dạy học ông có sáng tác một số bài thơ, câu đối, nhưng tiếc rằng không còn lưu giữ được. Hiện chỉ còn nghe một số giai thoại về đời sống đầy tính nhân văn của ông được truyền miệng đến ngày nay.
Sau khi ông qua đời, các học trò làm bức đại tự rất đẹp với hai chữ: “Sơn Đẩu”, tôn vinh thầy mình như núi Thái Sơn, sáng láng như sao Bắc Đẩu, nhưng do chiến tranh loạn lạc, di tản nhiều nơi đã bị thất lạc, hiện nay họ Đặng Bình Định đã phục chế lại và treo chính giữa sau gian thờ của ông tại đền thờ họ Đặng Miền Trung, thuộc thôn Trung lý, xã Nhơn Phong, Thị xã An Nhơn – Bình Định, ghi nhận công lao và phần nào nói lên tầm cỡ một ông thầy đạo cao đức trọng, với tấm lòng yêu nước thương dân đã có ảnh hưởng nhiều đến các thế hệ học trò yêu nước ở vùng này của những thập kỷ tiếp theo./.