Đạo Sĩ Đặng Huyền Quang
Theo tài liệu có được từ chùa Non Đông – Đót Sơn ở Tiên Lãng, Hải Phòng thì vào thời kỳ nhà Đinh, Phật giáo trở thành quốc đạo và được triều đình công nhận. Hai anh em dòng họ nhà Đinh gồm Đinh Bộ Lan, em trai của vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Bộ Đông (947-999) em họ của vua đã tu tại chùa Non Đông. Đinh Bộ Đông lấy tên pháp Huyền Quang Thích Quảng Đông và là vị sư trụ trì chùa Non Đông, trong khi Đinh Bộ Lan lấy tên pháp là Thích Quảng Bình.
Nhân vật thời 12 sứ quân
Đại Việt sử ký toàn thư chép năm Tân mùi 971 (Thái Bình 2, Tống Khai Bảo 4) bắt đầu quy định cấp bật văn võ, tăng đạo. Lấy Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi.
Theo tài liệu có được từ chùa Non Đông – Đót Sơn ở Tiên Lãng, Hải Phòng thì vào thời kỳ nhà Đinh, Phật giáo trở thành quốc đạo và được triều đình công nhận. Hai anh em dòng họ nhà Đinh gồm Đinh Bộ Lan, em trai của vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Bộ Đông (947-999) em họ của vua đã tu tại chùa Non Đông. Đinh Bộ Đông lấy tên pháp Huyền Quang Thích Quảng Đông và là vị sư trụ trì chùa Non Đông, trong khi Đinh Bộ Lan lấy tên pháp là Thích Quảng Bình.
Hai vị được coi là những vị tổ của trường phái pháp môn Tịnh độ thiền tông. Sư Huyền Quang viên tịch vào ngày 24 tháng giêng năm Kỷ Hợi 999, thọ 51 tuổi.
Việt Nam Phật giáo sử lược có đoạn viết “đến thời Đinh Tiên Hoàng, khi Tiên Hoàng Đế định giai cấp văn võ, thì vua triệu tất cả tăng sĩ lỗi lạc vào Thái miếu và ban phẩm trật cho các tăng già. Vua tặng chức Khuông Việt thái sư cho pháp sư Ngô Chân Lưu, pháp sư Trương Ma Ni làm Tăng lục đạo sĩ và Pháp sư Đặng Huyền Quang làm Sùng Chân uy nghi. Pháp sư Đặng Huyền Quang chính là Pháp sư Huyền Quang của Chùa Non Đông lúc bấy giờ.
Vua Trần Nhân Tông (1258 - 1279 - 1293 - 1308) ([29]) sau hai lần lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông thắng lợi đã rời bỏ ngai vàng và xuất gia về Yên Tử tu hành (1299) lấy pháp hiệu Trúc Lâm đại đầu đà, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, Yên Tử trở thành Trung tâm Phật giáo của quốc gia Đại Việt. Sau khi Trúc Lâm đại đầu đà qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương, vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm; rồi Huyền Quang Lý Đạo Tái là vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm. Với tinh thần nhập thế và yêu nước, giáo lý Thiền phái Trúc Lâm trở thành nền tảng tư tưởng dựng nước và giữ nước thời Trần, có ảnh hưởng sâu sắc đến Phật giáo Việt Nam sau này.
Năm 1330, sư Pháp Loa đem y bát của Điều ngự giác hoàng (tức vua Trần Nhân Tông) truyền cho, giao lại cho Huyền Quang trước khi mất. Huyền Quang lên tu ở núi Yên Tử và là tổ thứ ba của phái Trúc Lâm, viên tịch tại Yên Tử ngày 24 tháng giêng năm 1334. Đệ tam tổ Huyền Quang (1254 - 1334), tên thật là Lý Đạo Tái, người làng Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay là huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Giang). Năm 19 tuổi, ông đỗ khoa tam giáo đời Trần, rồi làm quan trong triều đến năm 51 tuổi. Tương truyền, ông chính là tái thế của Đức tổ Huyền Quang của Chùa Non Đông sau 250 năm.
Chi tiết về vị tổ Huyền Quang còn nhiều điều chưa rõ ràng. Trong cuốn “Việt Nam Phật giáo Sử luận” của tác giả Nguyễn Lang, phần ghi chép về thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Giáo hội Trúc Lâm (không mang tên tác giả và người hiệu khảo) mang nhan đề là Tổ Gia Thực Lục. Theo lời dẫn in ở cuối thì vào khoảng những năm Tuyên Ðức nhà Minh, một bản Tổ Gia Thực Lục đã bị thượng thư Hoàng Phúc người Minh lấy đem về Trung Hoa. Hoàng Phúc thường nằm mộng thấy tổ Huyền Quang bảo phải gửi trả tập sách này về cho Ðại Việt, nhưng chưa có dịp làm như thế. Thấy Huyền Quang linh ứng, Hoàng Phúc mới lập chùa thờ đặt tên là “An Nam Thiền Sư Huyền Quang Tự”. Ðến khoảng năm Gia Tĩnh nhà Minh, Tô Xuyên Hầu (tên là Lê Quang Bí, làm quan đến chức Binh bộ thị lang, đậu hoàng giáp năm 1526) nhà Hậu Lê đi sứ sang Trung Hoa gặp được cháu bốn đời của Hoàng Phúc là Hoàng Thừa, mới nhận lại được tập sách mang về nước. Khi về nước ông đã đưa tập truyện Huyền Quang cho ông Nguyễn Bỉnh Khiêm xem, từ đó sách lại được phổ biến. Lời dẫn nói rằng Hoàng Thừa, cháu của Hoàng Phúc, cũng nằm mộng thấy tổ Huyền Quang nhiều lần nhắn gửi tập sách về Ðại Việt, cho nên khi Tô Xuyên Hầu qua, ông ta đã tìm gặp để gửi sách.
Nhân vật thời 12 sứ quân (Phan Bá Lương)