Vươn Lên Làm Giàu Từ Hai Bàn Tay Trắng Bằng Cây Mận Đá
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sau khi tìm hiểu về mô hình trồng cây ăn quả đặc biệt là Cây mận đá tại một số địa phương trong và ngoài tỉnh. Anh Mai Col Tal là một thành viên của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp đã nỗ lực chuyển đổi cây trồng mới, biện pháp mới trên diện tích trồng lúa lâu năm.
Anh đã tự làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà. Anh được nhiều người biết đến là tấm gương điển hình về tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.
Câu chuyện Khởi nghiệp
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sau khi tìm hiểu về mô hình trồng cây ăn quả đặc biệt là Cây mận đá tại một số địa phương trong và ngoài tỉnh. Anh Mai Col Tal là một thành viên của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp đã nỗ lực chuyển đổi cây trồng mới, biện pháp mới trên diện tích trồng lúa lâu năm.
Anh đã tự làm giàu trên chính mảnh đất quê nhà. Anh được nhiều người biết đến là tấm gương điển hình về tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng.
Xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp là vùng căn cứ cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau năm 1975 hòa bình lập lại, Tân Hội không ngừng phát triển về mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã hội và ổn định an ninh quốc phòng.
Năm 2015, xã Tân Hội được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới của huyện Tân Hiệp vào năm 2015. Với diện tích sản xuất lúa hàng năm ổn định ở mức 3.966 ha, bà con nông dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào cây lúa là chính, tuy nhiên đối với những hộ có diện tích nhỏ lẽ, manh mún hiệu quả kinh tế từ cây lúa mang lại không cao.
Nhất là, trong hai năm gần đây nghề trồng lúa của nông dân nơi đây gặp nhiều khó khăn, do giá cả lúa bấp bênh, đầu ra không ổn định, giá vật tư nông nghiệp leo thang, đất bạc màu, năng suất lúa không có do nông dân gieo sạ lúa liên tiếp 3 vụ nhiều năm liền.
Ý thức được điều này người nông dân ở Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa đã mạnh dạn đi tiên phong, phong trào chuyển đổi cây trồng vật nuôi để cải thiện kinh tế gia đình góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội xã nhà.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thanh niên Phú Hòa có diện tích canh tác lúa 615 ha, có 320 thành viên tham gia HTX. Trong số đó, có những thành viên mạnh dạn chuyển từ độc canh cây lúa sang các loại mô hình khác có hiệu quả cao, điển hình là Anh Mai Col Tal sinh năm 1980, sau 18 tháng tham gia nghĩa vụ quân sự, anh giải ngũ trở về quê sinh sống và làm ruộng nhiều năm liền,anh nhận thấy canh tác lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao, được Ban giám đốc HTX tư vấn anh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao mô hình trồng cây ăn trái, nuôi cá, chăn nuôi và áp dụng trồng cây màu sen canh thay cho trồng lúa.
Năm 2018, anh đã mạnh dạng chuyển đổi sang trồng cây mận với diện tích 01 ha, anh cho biết: “Cây mận đá trồng không khó nhưng cũng cần đảm bảo một số kỹ thuật cơ bản. Theo anh, tiêu chuẩn cần và đủ đầu tiên là cây giống phải khỏe mạnh có nguồn gốc rõ ràng và đặc biệt sâu bệnh, mặt độ trồng cây cách cây 4m, xẽ mương rộng 2m để giữ nước tưới cho cây. Trước khi đặt cây giống phải xử lí bằng vôi để tránh ngộ độc phèn và bón trước cho mỗi gốc cây một lượng phân bón và phân hữu cơ. Mận đá phát triển nhanh, ít sâu bệnh, cho năng suất cao”.
Năm 2020, vườn mận của anh Tal cho ra trái. Anh cho biết thêm “cây trồng lâu năm tán càng lớn thì trái càng nhiều, loại mận này cho trái quanh năm thời gian thu hoạch trái lúc dà một tháng. Nếu muốn cây ra hoa liên tiếp cho cây nghỉ một tháng rồi tỉa bớt cành già và bổ sung dưỡng chất cho cây, với diện tích 01 ha anh trồng được 520 gốc. Hiện tại mận đang trúng mùa thu hoạch, bình quân anh thu hoạch 600 – 750 kg/ngày, thương lái vào tận nhà anh để cân với giá 6.500đ/kg, sau khi trừ chi phí các khoản anh thu nhập cao hơn trồng lúa gấp 3 lần.
Đó chỉ là một trong số hàng trăm bộ đội Cụ Hồ xuất ngũ ở xã có hoàn cảnh khó khăn song bằng bản lĩnh, ý chí quyết tâm của người lính đã từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Bước đầu đạt được những kết quả khả quan như vậy, Anh Tal rất phấn khởi và tự hào không hổ danh anh bộ đội cụ Hồ. Anh cũng thầm cám ơn Đảng nhà nước, các cấp chính quyền và ban ngành đoàn thể đã động viên và cổ vủ phát huy tinh thần này. Đã đặc biệt anh nhắc tới Ban giám đốc HTX đã tư vấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và theo dõi trong suốt quá trình trồng mận cho đến nay. Anh là tấm gương đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng vật nuôi đúng hướng, để bà con nơi đây học hỏi mô hình của anh để về áp dụng cho gia đình mình./.
Ngoài việc tích cực trồng trọt tăng thêm thu nhập cho gia đình, Anh Mai Col Tal còn tích cực chia sẻ những kinh nghiệm hay trong quá trình trồng trọt tới người dân quanh vùng học hỏi, làm theo. Anh cũng thường xuyên chiết cành để nhân rộng giống cây trồng có chất lượng cao. Thời gian tới, Anh Tal sẽ tiếp tục mở rộng thêm diện tích trồng cây ăn quả và chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, cung cấp ra thị trường những mặt hàng sạch và an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.