Phương Pháp Tiếp Cận Quản Trị Chiến Lược Hiện Đại Của Ansoff
Sử dụng nếu bạn làm việc thấy mình làm việc trong tổ chức tin vào việc lập kế hoạch theo phương pháp từ trên xuống
1. Tác giả - Igor Ansoff
Igor Ansoff (1918 - 2002)
- Ông là một nhà toán học ứng dụng và quản lý kinh doanh người Mỹ gốc Nga .
- Ông được biết đến như một trong những cha đẻ của quản lý chiến lược
- Các tác phẩm nổi bật như:
- Chiến lược công ty mới (1988)
- Thực hiện Quản lý chiến lược (1984)
- Quản lý chiến lược (1979)
- Hành vi mua lại của các công ty sản xuất Hoa Kỳ, 1946-1965 (1971)
2. Nội dung lý thuyết
Việc nhận ra rằng phương pháp tiếp cận quản trị chiến lược của Igor Ansoff đượcphát triển vào những năm 1960 sau gần hai thập tăng trưởng và phát triển ổn định của Mỹ là rất quan trọng. Thuyết dựa trên niềm tin rằng nhờ vào những phân tích khoa học về các thông tin có sẵn, việc xác định hướng đi chiến lược trong tương lai của công ty và lập kế hoạch phù hợp với hướng đi đó là hoàn toàn khả thi.
4 nội dung thực hiện của Phương Pháp Tiếp Cận Quản Trị Chiến Lược Hiện Đại Của Ansoff
3. Cách sử dụng
Phương pháp tiếp cận quản trị chiến lược hiện đại của Ansoff nhấn mạnh vai trò quan trọng của quản lý cấp cao, với sự hỗ trợ từ các chuyên gia lập kế hoạch, trong việc phân tích tình hình hiện tại và tương lai của tổ chức để phát triển kế hoạch chiến lược.
4. Ưu - nhược điểm của mô hình
Ưu điểm:
- Phân tích chi tiết: Mô hình Ansoff tập trung vào việc phân tích chi tiết về sản phẩm và thị trường. Điều này giúp quản lý hiểu rõ hơn về cơ hội và rủi ro trong việc mở rộng hoặc phát triển.
- Hướng dẫn lựa chọn chiến lược: Ansoff Matrix cung cấp một khung làm việc để lựa chọn chiến lược phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của tổ chức. Quản lý có thể dựa vào mô hình để đưa ra quyết định chiến lược.
- Tích hợp thời gian: Mô hình xem xét cả khía cạnh thời gian, giúp quản lý lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
Nhược điểm:
- Giới hạn trong việc dự đoán tương lai: Mô hình dựa vào phân tích dữ liệu hiện tại và quá khứ. Tuy nhiên, việc dự đoán tương lai luôn có yếu tố không chắc chắn.
- Khả năng thích nghi với biến đổi: Mô hình không luôn phản ánh được sự biến đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh. Các sự kiện bất ngờ có thể làm thay đổi chiến lược mà mô hình không dự đoán được.
Tóm lại, mô hình Ansoff có ưu điểm trong việc phân tích và lựa chọn chiến lược, nhưng cần được kết hợp với sự linh hoạt để đối phó với biến đổi thị trường và công nghệ .
5. Câu hỏi cho bạn
- Câu 1: Tôi có phải là một phần của nhóm ưu tú lên kế hoạch không? Nếu có, làm sao tôi có thể khiến nhân viên cam kết với kế hoạch đó?
- Câu 2: Nếu tôi không phải là một phần của nhóm ưu tú lên kế hoạch’, làm thế nào để tôi tác động lên các quyết định của họ?