Thí nghiệm STEM dễ làm cho học sinh (P2)
Ở độ tuổi học sinh, trẻ luôn tò mò và mong muốn khám phá thế giới xung quanh. Để kích thích khả năng tìm tòi và học hỏi đó của bé, bố mẹ có thể dạy con thông qua các thí nghiệm STEM. Tham khảo bài viết dưới đây về thí nghiệm STEM cho trẻ mầm non và giúp con tìm hiểu thêm thật nhiều tri thức hữu ích trong cuộc sống.
1. Thí nghiệm dung nham
Đây là phiên bản nâng cấp hơn của thí nghiệm dầu và nước. Cần chú ý trong quá trình thực hiện, không đưa các nguyên liệu lên miệng để thử ăn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Dầu thực vật, nước, màu thực phẩm, viên C sủi, chai hoặc cốc nhựa/thuỷ tinh.
Cách làm:
- Hoà tan màu thực phẩm vào khoảng 1/2 cốc nước
- Sau đó, đổ dầu thực vật vào khoảng 3/4 cốc
- Tiếp đến cho nước màu vào đến khi chất lỏng trong cốc cách mặt trên khoảng 1-2 phân
- Cuối cùng, lấy viên sủi cho vào cốc hỗn hợp đó
Hiện tượng: Bạn sẽ thấy dung nham đang phun trào bên trong cốc.
Giải thích: Nước màu và dầu thực vật không trộn lẫn vào nhau do nước nhẹ hơn dầu. Viên sủi phản ứng với nước màu tạo ra bọt khí carbon dioxide. Từ đó, các bọt khí sẽ dính vào màu của nước và đưa chúng lên trên miệng ly, tạo thành hiện tượng “dung nham phun trào” để có thể quan sát được.
2. Thí nghiệm với quả trứng
Cách phân biệt trứng chín và trứng sống:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 quả trứng chín và 1 trứng quả sống
Cách thực hiện: Dùng tay xoay 2 quả trứng quay tại chỗ và quan sát. Quả nào quay nhiều hơn là trứng chín còn quả nào chỉ lắc lư là trứng sống.
Giải thích: Quả trứng chín là vật thể rắn nên trọng tâm của nó giữ nguyên. Còn trứng sống thì có chất lỏng bên trong nên trọng tâm bị thay đổi liên tục nên khó quay hơn.
Trứng nổi trên mặt nước:
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 quả trứng, 2 ly nước, muối.
Cách làm: Ly thứ nhất cho nước lọc vào, ly thứ 2 cho nước lọc và hòa tan thêm ít muối. Sau đó, thả vào mỗi ly một quả trứng.
Hiện tượng:Trứng trong ly nước lọc sẽ chìm còn trứng trong ly nước có muối sẽ nổi.
Giải thích: Mật độ phân tử của vỏ trứng nhiều hơn so với nước nên trứng sẽ chìm và mật độ phân tử của vỏ trứng thấp hơn trong nước muối, vì vậy, sẽ được phân tử muối nâng đỡ và quả trứng nổi.
3. Thí nghiệm tạo màu cho cây cải thảo
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Màu thực phẩm, lá cải thảo, 4 cái cốc.
Cách làm:
- Đổ nước vào 4 chiếc cốc và cho 4 màu thực phẩm khác nhau vào hoà tan.
- Sau đó, cho mỗi lá cải thảo vào mỗi cái cốc để qua đêm.
Hiện tượng: Hôm sau, sẽ thấy lá cải thảo chuyển màu theo màu của từng cốc.
Giải thích: Do các mao quản của lá cây cải thảo hoạt động đưa nước đi vào các ống nhỏ của lá cây làm cho lá cải thảo bị cắm vào những cốc có màu thực phẩm đó sẽ bị chuyển theo màu.