Khung năng lực số của UNESCO
Vào năm 2018, UNESCO đã tiến hành một cuộc khảo sát về năng lực số trên 47 quốc gia và thu được kết quả về sự đa dạng các năng lực số mà những quốc gia này đang sử dụng. Tham khảo từ những khung năng lực số đã thu thập được, kèm theo sự tham vấn chuyên sâu từ các cơ quan chuyên môn, UNESCO đã cho ra đời khung năng lực số của mình.
1. Năng lực số là gì ?
Theo UNESCO năng lực số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số để phục vụ cho các công việc từ đơn giản đến phức tạp cũng như khởi nghiệp. Năng lực số là tổng hợp của năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin và năng lực truyền thông.
Năng lực số của mỗi cá nhân được phát triển dựa trên các nền tảng của năng lực thấu cảm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, sáng tạo và đổi mới. Năng lực số được coi là năng lực quan trọng cho người trẻ trong kỷ nguyên số. Chuẩn bị cho người trẻ một nền tảng năng lực số để họ sống, học tập, làm việc, kết nối và thực hiện vai trò là công dân số có trách nhiệm là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực số là một trong 8 năng lực cốt lõi cần thiết để học tập suốt đời [European Commission, 2018], và là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc duy trì học tập, cũng như kết quả học tập đầu ra của sinh viên trong môi trường học tập hiện nay [Florence et al., 2020; Yu, 2018].
2.6 Nhóm 5: Giải quyết vấn đề
Nhận diện nhu cầu và vấn đề, giải quyết vấn đề trong môi trường số; Sử dụng công cụ số để đổi mới quy trình và sản phẩm; Cập nhật quá trình phát triển của công nghệ số
- Giải quyết các vấn đề kỹ thuật: Nhận diện các vấn đề kỹ thuật khi vận hành các thiết bị và sử dụng môi trường số; Giải quyết vấn đề (từ các sự cố trước mắt tới các vấn đề phức tạp hơn).
- Nhận diện nhu cầu và đáp ứng công nghệ: Đánh giá nhu cầu và nhận diện, đánh giá, lựa chọn, sử dụng các công cụvà công nghệ thích hợp để đáp ứng những nhu cầu đó; Điều chỉnh và tùy biến môi trường số để phục vụ nhu cầu cá nhân (VD: phân quyền).
- Sáng tạo trong sử dụng công nghệ số: Sử dụng công cụ và công nghệ để tạo lập tri thức và đổi mới quy trình và sản phẩm; Tham gia một cách cá nhân cũng như theo nhóm vào quy trình nhận thức để hiểu và giải quyết vấn đề trongmôi trường số.
- Nhận diện vấn đề trong năng lực số: Nhận thức được khi nào thì năng lực số của một người cần được nâng cấp hay cập nhật; Có khả năng giúp đỡ người khác phát triển năng lực số của mình; Tìm kiếm cơ hội để tự phát triển và cập nhật quá trình phát triển của công nghệ số.
- Tư duy tính toán: Phân tách một vấn đề tính toán thành các bước tuần tự và logic để tạo ra giải pháp cho cả con người và hệ thống máy tính.
2.5 Nhóm 4: An ninh
Bảo vệ các thiết bị, nội nội dung, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số; Bảo vệ sức khỏe và tinh thần; Nhận thức về tác động của công nghệ số đối với hạnh phúc xã hội và hòa nhập xã hội; Nhận thức về ảnh hưởng của công nghệ số và việc sử dụng chúng đối với môi trường.
- Bảo quản các thiết bị: Bảo vệ các thiết bị và nội dung số; Hiểu rõ nguy cơ và thách thức trong môi trường số; Hiểu về các biện pháp an toàn và an ninh, quan tâm đến độ tin cậy và quyền riêng tư
- Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư: Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số; Biết cách sử dụng và chia sẻ thông tin định danh cá nhân đồng thời biết bảo vệ chính mình và người khác; Hiểu chính sách quyền riêng tư của các dịch vụ số và cách sử dụng dữ liệu cá nhân của chúng.
- Bảo vệ sức khỏe và tinh thần: Có khả năng tránh khỏi những rủi ro về sức khỏe và nguy cơ đối với trạng thái hạnh phúc về cả thể chất và tinh thần khi sử dụng công nghệ số; Có khả năng bảo vệ bản thân và người khác khỏi những nguy cơ trong môi trường số (VD: bắt nạt trên mạng); Nhận thức về tác động của công nghệ số đối với hạnh phúc xã hội và hòa nhập xã hội.
- Bảo vệ môi trường: Nhận thức về ảnh hưởng của công nghệ số và việc sử dụng chúng đối với môi trường.
2.4 Nhóm 3: Sáng tạo nội dung số
Tạo lập và biên tập nội dung số. Nâng cấp và kết hợp thông tin và nội dung số vào vốn tri thức sẵn có, đồng thời hiểu rõ về các giấy phép và bản quyền được áp dụng; Biết cách đưa ra các lệnh dễ hiểu cho mộthệ thống máy tính.
- Phát triển nội dung số: Tạo lập và biên tập nội dung số ở các định dạng khác nhau, nhằm biểu đạt bản thân qua cáccông cụ số.
- Kết hợp và tái tạo nội dung số: Sửa đổi, tinh chỉnh, nâng cấp và kết hợp thông tin và nội dung số vào vốn tri thức sẵn có nhằm tạo ra các nội dung và tri thức mới, nguyên bản và phù hợp.
- Các giấy phép và bản quyền: Hiểu rõ cách áp dụng các giấy phép và bản quyền đối với dữ liệu, thông tin và nội dung số.
- Lập trình: Thiết kế và phát triển một chuỗi lệnh dễ hiểu cho hệ thống máy tính để giải quyết một vấn đề nhất định hay một nhiệm vụ cụ thể.
2.3 Nhóm 2: Giao tiếp và hợp tác
Tương tác, giao tiếp và hợp tác thông qua công nghệ số, đồng thời nhận thức được sự đa dạng về văn hóa và thế hệ; Tương tác xã hội thông qua các dịch vụ số công cộng cũng như cá nhân và thực hành vai trò công dân; Tự quản lý định danh và uy tín số của bản thân.
- Tương tác thông qua công nghệ số: Tương tác thông qua các công nghệ số khác nhau; Hiểu các công cụ giao tiếp sốthích hợp với bối cảnh nhất định.
- Chia sẻ thông qua công nghệ số: Chia sẻ dữ liệu, thông tin và nội dung số với người khác thông qua các công cụ số phù hợp; Đóng vai trò trung gian, hiểu các nguyên tắc về trích dẫn, tham khảo và chỉ chỗ.
- Thực hành vai trò công dân thông qua công nghệ số: Tương tác xã hội thông qua việc sử dụng các dịch vụ số công cộng cũng như cá nhân; Tìm kiếm cơ hội cho việc tự nâng cao năng lực và thực hành vai trò công dân qua các công nghệ số phù hợp.
- Cộng tác trong công việc thông qua công nghệ số: Sử dụng công cụ và công nghệ số để hợp tác, cùng thiết kế, tạo lập các nguồn tin và tri thức.
- Giao tiếp qua mạng internet: Nhận thức được các chuẩn mực hành vi và kinh nghiệm khi sử dụng công nghệ số và tương tác trong môi trường số; Áp dụng các chiến lược giao tiếp với từng nhóm công chúng mục tiêu riêng; Nhận thức được sự đa dạng về văn hóa và thế hệ trong môi trường số.
- Quản lý định danh số: Tạo lập và quản trị định danh số của cá nhân hay nhóm; Bảo vệ uy tín số; Quản trị những dữ liệu mà một người tạo ra thông qua nhiều công cụ, dịch vụ hay môi trường số
2.2 Nhóm 1: Năng lực thông tin và dữ liệu
Làm rõ được nhu cầu thông tin, định vị và truy cập được dữ liệu, thông tin và nội dung số; Đánh giá các nguồn tin và nội dung của chúng; Lưu trữ, quản lý và tổ chức dữ liệu, thông tin và nội dung số:
- Đọc lướt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và các nội dung số: Làm rõ nhu cầu thông tin, tìm kiếm được dữ liệu, thôngtin và nội dung trong môi trường số, truy cập đến các nội dung này và nắm được mối quan hệ giữa chúng, tạo lập vàlàm mới chiến lược tìm kiếm cá nhân
- Đánh giá dữ liệu, thông tin và các nội dung số: Phân tích, so sánh và đánh giá một cách nghiêm túc độ tin cậy và tính xác thực của dữ liệu, thông tin và nội dung số; Phân tích, diễn giải và đánh giá dữ liệu, thông tin và nội dung số.
- Quản lý dữ liệu, thông tin và các nội dung số: Tổ chức, lưu trữ và truy cập dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường số; Tổ chức và xử lý các nội dung trên trong một hệthống có tính cấu trúc
2.1 Nhóm 0: Vận hành thiết bị và phần mềm
Nhận dạng và sử dụng các công cụ phần cứng và công nghệ nhận diện dữ liệu, thông tin và nội dung số để vận hành các công cụ và công nghệ.
- Vận hành thiết bị số: Nhận biết và sử dụng các chức năng và tính năng của công cụ phần cứng và công nghệ;
- Vận hành phần mềm trên thiết bị số: Nhận biết và hiểu được dữ liệu, thông tin và/hoặc nội dung số cần thiết để vận hành công cụ phần mềm và công nghệ
2. 6 nhóm năng lực
Khảo sát của UNESCO [UNESCO, 2018] tại 47 quốc gia cho thấy, trong nhiều trường hợp, các quốc gia cùng lúc đang áp dụng nhiều khung năng lực số để phục vụ nhiều mục đích khác nhau.
Có 3 khung năng lực phát triển bởi các doanh nghiệp/tổ chức quốc tế được áp dụng tại 43 quốc gia, đó là:
- Chứng chỉ ICDL – International Computer Drivers Licence (áp dụng tại 31 quốc gia)
- Chứng nhận IC – Certiport Internet and Computing Core Certification (áp dụng tại 13 quốc gia)
- Chương trình Chuẩn Năng lực số của Microsoft –Digital Literacy Standard Curriculum (áp dụng tại 11 quốc gia).
Ngoài ra, cũng có 11 quốc gia đã tự xây dựng khung năng lực số cho riêng mình, trong đó, có 7 quốc gia vẫn áp dụng đồng thời những khung năng lực quốc tế nói trên.
Dựa vào các kết quả từ việc thực hiện tham vấn chuyên sâu và tham vấn trực tuyến, UNESCO đã đề xuất một phiên bản khung năng lực số tiên tiến, bổ sung và mở rộng nội dung hiện có của khung năng lực số châu Âu - DigComp 2.0 [UNESCO, 2018; Vuorikari et al., 2016]. Cụ thể, khung năng lực số này bao gồm các nhóm năng lực sau:
3. Các mức độ thành thạo năng lực số của khung DigComp
Các công cụ đánh giá năng lực số với các bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên nội hàm các thành tố của từng lĩnh vực năng lực mà khung năng lực số DigComp mô tả, theo các mức độ thành thạo của thang đo, phù hợp với đối tượng và mục đích đánh giá. Tuy nhiên, các công cụ đánh giá năng lực số hiện nay đa phần chỉ mới được thiết kế với ba mức (cơ bản, trung bình, nâng cao) hoặc bốn mức tổng quát chứ chưa đi sâu vào thiết kế các bộ câu hỏi theo 8 mức mà khung DigComp mô tả.