Tôm tích là gì? Thành phần và công dụng của tôm tích
Tôm tích là một loại hải sản rất ngon, bổ dưỡng và được rất nhiều người ưa chuộng.
Tôm tích là gì?
Tôm tích hay còn được gọi là bề bề, tôm tít, tôm búa, là một loại hải sản có lớp vỏ cứng. Tên tiếng Anh của con tôm tích là Mantis shrimp, thuộc bộ tôm chân miệng. Con tôm tích có thể dài từ 10 đến 38 cm.
Tôm tích là một loại hải sản giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng cho sức khỏe như: tốt cho mắt, giúp xương chắc khỏe, chống thiếu máu, hỗ trợ giảm cân... Con tôm tích có thịt dai, ngọt và chắc, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: tôm tích sốt me, tôm tích chiên giòn, tôm tích luộc...
Thành phần dinh dưỡng của tôm tích
Tôm tích có rất nhiều chất dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe, trong 100g tôm tích có chứa:
- Đạm 60%
- Năng lượng 290 calo
- Sắt
- Vitamin B1
- Vitamin A
- Omega 3
- Omega 6...
Công dụng của tôm tích
Tôm tít hay bề bề có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, dưới đây là một số công dụng nổi bật:
Tốt cho xương
Hàm lượng canxi trong tôm tích cao, nhờ vậy nên nó giúp ngừa viêm khớp ở người già, giúp xương khớp phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Vì vậy những người đang gặp các vấn đề về xương khớp, trẻ em và người lớn tuổi nên bổ sung tôm tích vào thực đơn của mình để bổ sung canxi giúp xương khỏe mạnh, tuy nhiên bạn cần ăn điều độ và đúng liều lượng tránh ăn quá nhiều nhé.
Hạn chế suy nhược
Tôm tích có nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, nổi bật là vitamin B12 - giúp chuyển hóa năng lượng và hỗ trợ quá trinhg tổng hợp protetin trong cơ thể, giúp cơ thể khỏa mạnh.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Trong thịt của tôm tích có hàm lượng chất béo có lợi, sắt và protein rất tốt cho quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, nhờ vậy nên cũng nâng cao sức khỏe tim mạch.
Tốt cho sức khỏe mắt
Như đã nói ở trên, tôm tích có hàm lượng omega 3 dồi dào. Không chỉ tốt cho sức khỏe mắt của ngưòi trưởng thành mà còn tốt với trẻ nhỏ, Omega 3 đóng vai trò nâng cao sức khỏe dây thần kinh thị giác, từ đó giúp mắt khỏe hơn.
Hỗ trợ hồi phục sau sinh
Phụ nữ sau sinh nên cũng cấp một lượng đạm vừa phải là điều cần thiết để giúp mẹ bỉm sữa nhanh hồi phục sau khi sinh, các hải sản giàu chất đạm có ở tôm tít, thịt nạc, trứng, các loại đậu...
Nếu bạn và em bé không bị dị ứng hải sản, thì có thể bổ sung tôm tích vào thực đơn để giúp mẹ khỏe còn bé cũng dược bổ sung canxi thông qua uống sữa mẹ.
Tuy nhiên, để chắc chắn thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn tôm tít nhé, để ăn đúng liều lượng theo cơ địa và sức khỏe của mình.
Cách chế biến tôm tích ngon và bổ dưỡng nhất
Dưới đây là một số cách chế biến tôm tít hấp dẫn mà bạn có thể tham khảo.
Tôm tích hấp sả
Nguyên liệu:
- 1 kg tôm tích tươi
- 2 trái tắc
- 2 trái ớt tươi
- 6 nhánh sả
- 1/2 thìa sữa đặc
- Muối
- Đường
- Nước mắm
- Tiêu hạt xay
Cách chế biến tôm tích hấp sả
- Tôm tích mang đi rửa sạch với nước, để ráo
- Ớt, tỏi băm nhuyễn
- Sả rửa sạch, 2 cây cắt thành lát mỏng, còn 4 cây còn lại đập dập
- Lấy nồi hấp ra cho sả đập dập vào dưới nồi, đổ nước, còn xửng hấp thì cho tôm tích lên và thêm 1 ít sả
- Đậy kín và đun sôi hấp cho tôm tích chín
- Pha nước chấm: 1 thìa đường, 1 thìa muối, 1 thìa bột ngọt, 1/2 thìa sữa đặc, 1 thìa nước cốt tắc, 1 thìa sả cắt mỏng, 1 thìa ớt băm, trộn đều nêm nêm cho vừa ăn
- Cho tôm tích chín ra đĩa, chấm cùng nước chấm vừa pha.
Cháo tôm tích táo đỏ nấm hương
Nguyên liệu:
- 500g tôm tích tươi
- 200g gạo
- 20g hạt sen
- 10g táo đỏ khô
- 10g nấm hương khô
- 4 tép tỏi
- 3 củ hành tím
- 1 ít hành lá cắt nhỏ
- Rau răm
- Bột ớt
- Dầu ăn
- Nước mắm
- Hạt nêm
- Bột ngọt
Cách chế biến cháo tôm tích táo đỏ nấm hương:
- Mang tôm tích đi rửa sạch, sau đó lược chín và dùng tay tách lấy phần thịt để riêng
- Nấm hương khô mang ngâm nước ấm 10 phút cho nấm nở mềm thì rửa sạch, vắt khô để riêng
- Hạt sen rửa qua với nước, để ráo
- Mang gạo vo sơ, sau đó đổ 600ml nước vào hầm cho cháo nở mềm, nhớ khuấy để cháo không bị cháy nồi
- Sau khi cháo đã nở mềm, thì cho hạt sen vào hầm chung, nêm muối, hạt nêm vào cho vừa ăn
- Tỏi, hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn. Rau răm rửa sạch cắt nhỏ
- Gừng gọt vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn
- Táo đỏ rửa sạch với nước, dùng dao rạch dọc 1 đường bên hông
- Cho chảo lên, bật bếp cho dầu ăn vào phi thơm hành tỏi, sau đó cho tôm tích vào xào, nêm 1 thìa hạt nêm
- Tiếp tục cho nấm hương, táo đỏ, gừng, bột ớt vào cùng đảo đều, nêm nước mắm, hạt nêm, bột ngọt cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc tôm tích ra đĩa
- Múc cháo ra chén, múc tôm tích để lên trên cháo, rắc một ít tiêu xay
- Thưởng thức.
Tôm tít cháy tỏi
Nguyên liệu:
- 1kg tôm tích tươi
- 40g bơ lạt
- 2 thìa tỏi băm
- Dầu ăn
- Đường
- Bột ngọt
- Muối
- Hạt nêm
Cách chế biến tôm tít cháy tỏi
- Tôm tích mua về mang rửa sach với nước, sau đó vớt để ráo
- Cho chảo lên, bật bếp cho dầu ăn vào đun nóng, cho tôm tít vào chiên, chiên lửa vừa và trở 2 mặt
- Thấy tôm chuyển màu đỏ, và chín, thì cho tôm tích ra cho ráo dầu
- Chảo chiên đó, để lại khoảng 4 - 5 thìa dầu ăn phi thơm với tỏi băm
- Sau đó cho tôm tích vào đảo đều, nêm 1/2 thìa bột ngọt, 1/2 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, 1 ít ớt băm, 40g bơ lạt, đảo nhẹ cho gia vị ngấm đều, nêm nêm cho vừa ăn
- Tắt bếp, cho tôm tích ra đĩa và thưởng thức.
Những ai không nên ăn tôm tích
Tôm tích rất ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên những đối tượng sau không nên ăn tôm tích:
- Người bị bệnh gout, tăng acid uric máu và viêm khớp
- Người có hệ tiêu hóa yếu, bụng yếu
- Người đang có triệu chứng viêm
- Người bị dị ứng với hải sản
- Người bị ho, hen suyễn
- Người có hàm lượng cholesterol cao...
Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe nên tham khảo bác sĩ trước khi ăn tôm tích nhé.
Cách ăn tôm tích đúng cách
Để ăn tôm tích đúng bạn cần bóc như sau:
- Dùng kéo cắt dọc sống lưng, bỏ luôn phần đầu, dùng ta tách vỏ ra, sau đó làm tương tự mặt dưới
- Dùng kéo cắt 2 bên hông, bỏ phần đầu, lấy tay bóc lớp vỏ ngoài.
Lời kết
Tôm tích ( bề bề, tôm tít) là món ăn hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn đọc.