Công dụng của đông trùng hạ thảo với người bị dạ dày. Cách sử dụng hiệu quả
Đông trùng hạ thảo là một thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch nhờ có chứa nhiều các khoáng chất vi lượng, các loại vitamin
Công dụng của đông trùng hạ thảo với người bị dạ dày
Đông trùng hạ thảo có giá trị dược liệu cao. Trong 100g đông trùng hạ thảo chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm
- Thành phần Cordycepin đáng giá và quý hiếm
- Chứa 17 loại axit amin ( D-mannitol, Lipid, valin, oxyvalin, axit glutamic, arginin, glucine, histidin, prolin, alanin, aspartic acid, serine, ... đặc biệt là có tới 7% axit cocdixepic 3-4-5 tetraoxyhexahydrobenzoic)
- Các hoạt chất như cordycepin, hydroxyethyl-adenosin, axit cordiceptic, adenosin
- Dinh dưỡng nhóm HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs)
- Hoạt chất sinh học Hydroxyethyl Adenosine tự nhiên và đạm thực vật an toàn
- Sắt
- Đồng
- Kẽm
- Vitamin B12
- Vitamin A
- Vitamin C
- Vitamin E
- Vitamin K
- Vitamin D
- Vitamin B2
- Magie
- Kali
- Natri
- Mangan
- Al
- Phosphorum ( cao)
- ...
Ngoài ra, loại dược liệu này còn chứa 25- 32% protein, có 8,4% chất béo ( trong đó axit béo không no tới 82.2%, còn axit béo no chỉ có 13%) và 7 - 29% D-manitol. Là sản phẩm cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, nguyên tố vi lượng và các hoạt chất cần thiết cho cơ thể.
Axit amin, nguyên tố vi lượng, selen, nucleoside, vitamin
Đông trùng hạ thảo có chứa 17 loại axit amin ( D-mannitol, Lipid, valin, oxyvalin, axit glutamic, arginin, histidin, prolin, alanin,... đặc biệt là có tới 7% axit cocdixepic 3-4-5 tetraoxyhexahydrobenzoic), selen, các nguyên tố vi lượng ( Natri, Mangan, Magie, kẽm, sắt, canxi, kali, đồng, Si, Al, Bo, Photpho,…), Nucleoside, các vitamin ( vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K, vitamin E...) giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Hoạt chất cordycepin, adenosine và polysaccharide
Cordycepin là hoạt chất quý hiếm quan trọng nhất trong đông trùng hạ thảo.
Các hoạt chất adenosine và polysaccharide có khả năng chống lại và ức chế vi khuẩn HP ở trong dạ dày, là nguyên nhân thường gặp và gây ảnh hưởng cho dạ dày, nhờ các hoạt chất, việc bổ sung đông trùng hạ thảo cũng giúp hạn chế bệnh tái phát lại.
Chống oxy hóa
Việc cung cấp đôgn trùng hạ thảo vào chế độ ăn uống của bạn với liều lượng phù hợp, sử dụng đúng cách còn giúp ức chế quá trình oxy hóa Axit Linoleic, Anion Superoxide và Hydroxyl. Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp thải Radical gây hại ra bên ngoài, giúp cải thiện các triệu chứng tích cực hơn.
Cách dùng đông trùng hạ thảo trị bệnh dạ dày tốt nhất
Người bị bệnh dạ dày thường phải chú ý đến việc ăn uống để tránh bệnh chuyển biến nặng, đông trùng hạ thảo là thực phẩm có lợi cho bệnh dạ dày mà bạn nên bổ sung, bạn có thể ăn trực tiếp, chế biến cùng món ăn, pha trà...
Những cách chế biến đông trùng hạ thảo này khá đơn giản, hiệu quả và giúp cải thiện bệnh.
Đông trùng hạ thảo hầm gà ác
Nguyên liệu:
- 1 con gà ác
- 5g đông trùng hạ thảo
- 1 ít nhân sâm
- 5- 7 trái táo đỏ
- Muối
- Hạt nêm
- Gừng
Cách thực hiện:
- Đông trùng hạ thảo bạn cho vào chén nước ấm khoảng 60 độ C, để 3 phút rồi vớt ráo
- Gà ác mang làm sạch lông, bỏ nội tạng, cho vào chậu nước có pha muối loãng để rửa, sau đó rửa lại 2- 3 lần với nước sạch
- Táo đỏ và nhân sâm rửa sạch, táo đỏ bạn chẻ đôi, bỏ hạt, nhân sâm cắt khúc
- Cho gà ác, táo đỏ, nhân sâm, 1-2 tép tỏi vào nồi, đổ nước ngập, đun sôi, khi sôi thì hạ lửa và hầm khoảng 40- 60 phút, nêm 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa muối
- Cho đông trùng hạ thảo vào, đun nhỏ lửa khoảng 5 - 10 phút, nêm nếm lại một lần nữa cho vừa miệng, tắt bếp
- Múc cháo ra tô
- Thưởng thức ngay khi còn nóng.
Ăn trực tiếp
Nguyên liệu:
- 3- 5 sợi đông trùng hạ thảo
- Nước ấm 60 độ
Cách thực hiện:
- Cho đông trùng hạ thảo vào chén sứ hoặc ly thủy tinh
- Rót nước ấm vào, ngâm khoảng 3 phút
- Vớt ra và cho trực tiếp vào miệng ăn.
Pha trà đông trùng hạ thảo
Nguyên liệu:
- 2- 3 sợi đông trùng hạ thảo tươi hoặc 4- 5 sợi đông trùng hạ thảo khô
- Nước ấm 60- 70 độ
- Có thể thêm táo đỏ, kỷ tử để tăng hương vị
Cách làm:
- Cho đông trùng hạ thảo vào bình trà, cho nước ấm vào tráng qua và đổ bỏ nước
- Cho nước ấm vào và hãm trà 10 phút
- Khi trà chuyển màu thì bạn có thể thưởng thức
Bạn có thể pha 2-3 lần nước tùy khẩu vị, sau đó bạn hãy ăn luôn đông trùng hạ thảo để hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng, ngoài ra, bạn nên dùng vào buổi sáng để có hiệu quả tốt nhất.
Cháo thịt gà và đông trùng hạ thảo
Nguyên liệu:
- 1 con gà khoảng 600 - 700g
- 10 sợi đông trùng hạ thảo hoặc 5 con đông trùng hạ thảo ký chủ
- 50g gạo nếp
- 50 g gạo tẻ
- Muối
- Hạt nêm
- Hành lá
- Tiêu
Cách thực hiện:
- Gà bạn mang đi làm sạch lông, ruột...rửa sạch với nước có pha muối loãng, sau đó rửa lại với nước
- Hành lá rửa sạch cắt nhỏ
- Cho gạo nếp và gạo tẻ trộn đều ngâm với nước 30 phút trước khi nấu, sau đó vo qua với nước
- Cho gạo và thịt gà vào nồi, đổ nước, đun sôi, sau đó hạ lửa hầm 30 - 60 phút, nêm 1 thìa muối, 2 thìa hạt nêm
- Cho đông trùng hạ thảo vào, đun nhỏ lửa khoảng 5 - 10 phút, nêm nếm lại một lần nữa cho vừa miệng, tắt bếp
- Múc cháo ra tô, cho 1 ít hành lá lên nếu thích
- Thưởng thức ngay khi còn nóng.
Khi sử dụng đông trùng hạ thảo chữa bệnh dạ dày cần lưu ý những gì?
Đông trùng hạ thaot phù hợp với nhiều người, trong đó có cả người đau dạ dày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được, những người không dùng đông trùng hạ thảo như người bị nguyên tủy bào, phụ nữ cho con bú....
Đông trùng hạ thảo khi sử dụng bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Không nên dùng cho trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú
- Chỉ dùng khoảng 3-5g đông trùng hạ thảo khô, tránh lạm dụng
- Chọn mua đông trùng hạ thảo ở nơi uy tín, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng
- Không dùng cho người bị rối loạn đông máu
- Khi pha trà uống nước xong, thì nên ăn luôn sợi đông trùng hạ thảo
- Không dùng đông trùng hạ thảo cùng các món ăn, thực phẩm, gia vị cay nóng
- Nên dùng đông trùng hạ thảo ngâm mật ong vào sáng sớm cho người bị hen suyễn
- Chỉ nên uống 1-2 chén nhỏ khoảng 5- 15ml rượu đông trùng hạ thảo ( tùy đối tượng)
- Không dùng nồi, dụng cụ kim loại để chế biến hay bảo quản
- Nên sử dụng đều đặn trong tối đa khoảng 3 tháng hoặc thường xuyên để có kết quả tốt nhất
- Không dùng cho người chuẩn bị phẫu thuật hoặc mới phẫu thuật xong
- Bảo quản đông trùng hạ thảo trong hũ thủy tinh có nắp kín, túi zip... để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
- Đông trùng hạ thảo chỉ là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh
Ngoài ra, tùy vào cơ địa, sức khỏe của mỗi người mà liều lượng cũng như hiệu quả khác nhau, do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đông trùng hạ thảo để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lời kết
Đông trùng hạ thảo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hay đang điều trị bệnh hãy tham vấn bác sĩ trước khi dùng đông trùng hạ thảo, hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách sử dụng đúng và mang đến tác dụng tốt nhất cho sức khỏe.